Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Ngẩng mặt Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
ThanhKhoa
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
tuquynh
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
Admin
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
qwerty68
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
kimerajamm
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
lavivi
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
moonlight172
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
chuongtk
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
gianggiangonline
Ngẩng mặt Vote_lcapNgẩng mặt Voting_barNgẩng mặt Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Ngẩng mặt Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Ngẩng mặt Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Ngẩng mặt Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Ngẩng mặt Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Ngẩng mặt Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Ngẩng mặt Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Ngẩng mặt Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Ngẩng mặt Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Ngẩng mặt Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Ngẩng mặt Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Ngẩng mặt

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Ngẩng mặt 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Ngẩng mặt Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Ngẩng mặt Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngẩng mặt   Ngẩng mặt Icon_minitimeSun Apr 18, 2010 8:34 am

http://www.sachhiem.net/KHOAHOC/NguyenHouston.php
Ngẩng mặt

(Facing up: Science and Its Cultural Adversaries)

Steven Weinberg - Havard University Press-2001

Chuyển dịch bởi Nguyễn Houston

30 tháng 12, 2007


Steven Weinberg, giáo sư ngành Vật Lý và Vũ trụ học tại trường Đại học Texas ở Austin, là tác gỉa của nhiều tác phẩm, như Lý Thuyết trường Lượng Tử, và, dành cho bạn đọc phổ thông, Ba Phút Đầu Tiên và Giấc Mơ về Một Lý Thuyết Sau Cùng; Ông đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1979 và Huy Chương Quốc Gia về Khoa Học năm 1991 tại Hoa Kỳ.




Chương 20

Một nhà thiết kế vũ trụ ?

Như là một phần của chương trình Đối thoại giữa Khoa học và Tôn giáo, Hiệp hội Hoa Kỳ về sự Tiền Phong của Khoa học đã tổ chức một cuộc hội thảo vào tháng 4 ,1999 về chủ đề Vũ trụ có những chỉ dấu của một sự thiết kế thông minh hay không? Tôi được mời làm diễn giả, có lẽ ,như là đại diện của những người không tin. Tôi đã được biết đến như là người không dành nhiều nhiệt tình lắm với tôn giáo, chẳng hạn như những điều đã được trình bày trong chương :”Thượng Đế là gì?” trong một cuốn sách của tôi có tựa đề là :” Những Giấc Mơ về Một Lý Thuyết Sau Cùng”.

Một trong những hấp dẫn của lời mời này là việc sắp xếp cho cuộc gặp gỡ được tổ chức ở thính đường Baird của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington. Đó chính là thính đường mà các nhà thiên văn học Heber Curtis và Harlow Shapley đã tổ chức một cuộc thảo luận nổi tiếng về kích thước của vũ trụ vào năm 1920. Một hấp dẫn khác đó chính là tôi được chia sẻ diễn đàn với một người bạn cũ, Sir John, Polkinghorne.

Lần đầu tiên tôi biết đến Polkinghorne khi ông ta là một nhà Vật Lý Tóan lỗi lạc đang nghiên cứu về lực tương tác mạnh giữa các hạt nhân. Trong khoảng mùa hè 1975 , vợ chồng tôi đã ngồi trong căn bếp của nhà John. Khi nghe ông ta tuyên bố sắp từ bỏ chức vị giáo sư ở đại học Cambridge và nhận một sứ mạng thiêng liêng do Giáo hội Anh quốc giao phó tôi suýt té khỏi ghế ngồi. Tôi hình dung đến John và người vợ, Ruth, theo gót chân của David Livingstone đi giảng đạo cho những người nghèo khổ ở một trong những nơi thiếu thốn nhất của thế giới. Khi điều đó xảy ra, số phận là kẻ an bài tử tế -ông đã khép lại chức vị chủ tịch trường Queen, Cambridge,với tước Hiệp sĩ Anh (KBE). Trong nhiều năm John đã viết một số cuốn sách về mối liên hệ giữa Khoa học và Tôn giáo mà trong thâm tâm tôi không đồng ý lắm.

Ở cuộc gặp gỡ này John phác thảo quan điểm của ông và tôi cũng giới thiệu cái nhìn của mình. Chúng tôi đã không đi sâu vào thảo luận với nhau. Tuy nhiên với những bài viết trên các tạp chí The Chronicle of Higher Education và hàng tá những tờ báo khác bao gồm the New York Times thì sự đối kháng đã thu hút sự chú ý rất nhiều. Khi tôi gởi bản thảo bài nói chuyện của tôi cho Robert Silvers để chuẩn bị cho cuốn sách The New York Review of Books, ông ấy đã quyết định cho đăng nó như là một bài viết có quan điểm trung dung, hơn là một phần của cuộc thảo luận với Polkinghorne.

Đây là bài viết sau cùng ( và ưng ý nhất) trong số những bài viết của tôi cho tuyển tập The New York Review of Books. Bài viết này gây nên nhiều lời bình phẩm- một số chống đối- hơn bất kỳ những bài viết khác của tôi. Những câu trả lời cho những bức thư chống đối này đã được đăng trên tờ báo này, được trình bày trong bài tiểu luận tiếp theo cũng trong tuyển tập này.

Một chủ đề thường xuyên trong những bức thư phản hồi và những bài báo khác nhằm đáp trả bài tiểu luận này là sự giận dữ đối với một điều tôi đã nói:” Có hay không tôn giáo, một người tốt có thể cư xử tốt và một người xấu có thể làm điều tội lỗi ;nhưng đối với người tốt làm điều xấu xa - họ cần phải có một tôn giáo”.Một số ký gỉa kêu gọi tôi chú trọng đến một thực tế là những điều xấu xa tệ hại nhất của thế kỷ 20 đã được gây ra bởi các chế độ phủ nhận tôn giáo : Hitler ở nước Đức, Stalin ở Liên Bang Sô Viết, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và Pol Pot ở Cam Bốt. Danh sách này đã bỏ sót một số chế độ khủng khiếp khác đã ủng hộ các lãnh tụ tôn giáo trong thế kỷ 20- chế độ Czar của Nga, Franco của Tây Ban Nha, Horthy của Hungary, Ustashe của Croatia,Taliban của Afghanistan,Ayatollah của Iran, ....Ngay cả Hitler cũng đã được hưởng những lợi ích với giáo ước 1933 ký với nhà thờ KyTô giáo. Nhưng tất cả những điều này đã ra ngoài chủ đề. Ai có thể gọi Hitler, Stalin, Mao, Pol Pot hay những người thừa kế của họ là những người tốt ? Khi nói rằng cần phải có tôn giáo cho những người tốt khi họ làm những điếu xấu tôi đã nhớ đến những người như vua Louis IX. Theo đánh gía chung ông ta là một người khiêm tốn, rộng lượng và quan tâm với mức độ bất thường đến những phúc lợi của người dân nước Pháp, nhưng chính ông ta ,đã bị dẫn dắt bởi chính tôn giáo, phát động một cuộc xâm lăng Ai Cập mà chúng ta được biết như là cuộc Thập Tự Chinh lần thứ 6.

Tôi không cho rằng tôn giáo gây ra mọi điều xấu xa trên thế giới, nhưng tôi biết rằng khi bạn nói bất kỳ điều gì còn đang vòng tranh cãi, thì gần như bạn bị trách mắng không phải chỉ vì những điều bạn vừa nói mà chỉ vì người ta nghĩ rằng những chuyện tranh cãi này sẽ chẳng đi tới đâu. Như thế tốt hơn là thấy rằng mình đã không làm ai giận dữ.

Nhưng không một ai nổi giận với bài báo này; nó đã được chọn đăng trong cả hai tuyển tập khác nhau về các bài viết hay nhất trong năm: The Best American Essays,2000 và The Best American Science Writting,2000.

------------------------------------------------------

Tôi được yêu cầu nhận định về điều có hay không vũ trụ có những chỉ dấu cho thấy nó đã được thiết kế .Tôi không biết cách thức khả dĩ nào để nói về điều này mà không có, ít nhất, một ý niệm mơ hồ nào đó về người thiết kế. Một vũ trụ khả hữu nào đó có thể được giải thích như là một công trình của một loại tác nhân thiết kế nào đó. Ngay cả một vũ trụ hoàn toàn hỗn loạn, không có luật lệ hay qui định nào cả, cũng có thể được gỉa định thiết kế bởi một kẻ ngu xuẩn nào đó.

Câu hỏi dường như đối với tôi xứng đáng để trả lời , và có lẽ không thể không trả lời đó chính là có hay không một vũ trụ có những dấu hiệu được thiết kế bởi một vị thần linh ít nhiều giống như các vị thần trong các tôn giáo độc thần truyền thống- không nhất thiết phải là những khuôn mặt được khắc trên trần ở giáo đường Sistine, nhưng ít ra kẻ đã sáng tạo nên vũ trụ phải là một cá thể nào đó, một sự thông minh nào đó và có một mối liên hệ đặc biệt nào đó với sự sống, đặc biệt là với đời sống con nguời .Tôi ngờ rằng đó không phải là ý tưởng về người thiết kế mà nhiều người ở đây đang có. Bạn có thể nói với tôi rằng bạn đang nghĩ về một cái gì đó trừu tượng hơn, về một tinh thần phổ quát của sự trật tự và hài hòa, như Einstein đã nghĩ. Bạn chắc chắn có toàn quyền nghĩ theo cách thức đó, nhưng rồi tôi không hiểu vì sao bạn lại dùng những từ như “ Nhà thiết kế “ hay “ Thượng Đế”, ngoại trừ, có lẽ, như một hình thái nhuộm màu để bảo vệ.

Ngày xưa hiển nhiên là thế giới này được thiết kế bởi một loại trí thông minh nào đó. Điều gì khác có thể giải thích cho lửa, mưa, sấm chớp và động đất? Trên hết, khả năng tuyệt vời của mọi sự sống dường như đã chỉ ra một kẻ sáng tạo có một mối quan tâm đặc biệt nào đó đối với sự sống. Ngày nay chúng ta hiểu biết hầu hết những điều như thế bằng những lực vật lý tác động theo những định luật khách quan. Chúng ta chưa biết những định luật cơ bản nhất , và chúng ta không thể làm việc với tất cả những hệ qủa của những định luật mà chúng ta đã biết. Trí óc con người vẫn còn là điều cực kỳ khó khăn để hiểu được và thời tiết cũng như thế. Chúng ta không thể tiên đoán trời mưa hay không trong vòng một tháng, nhưng chúng ta biết rõ qui luật của mưa, cho dù không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tính toán hết hệ qủa của chúng. Tôi không thấy bộ óc con người hơn hẳn thời tiết về mức độ phức tạp và thời tiết không nằm ngoài tầm hy vọng về sự hiểu biết của chúng ta như là một hệ qủa của những định luật mang tính khách quan tác dụng lên hàng tỷ năm.

Dường như không có bất kỳ ngoại lệ nào, phép lạ nào cho những trật tự của thiên nhiên. Tôi có ấn tưởng rằng ngày nay hầu hết các nhà thần học đều bối rối bởi những cuộc nói chuyện về phép lạ, nhưng niềm tin của những tôn giáo độc thần lại đặt cơ sở trên những câu chuyện về phép lạ- một bụi cây phát cháy, một ngôi mộ trống rỗng, một thiên thần đọc kinh Koran cho Mohammed- và một vài niềm tin theo loại này dạy rằng phép lạ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Đối với tôi những chứng cứ cho tất cả những phép lạ này yếu hơn hẳn những chứng cứ về phản ứng hạt nhân lạnh (1), và tôi không tin vào những phản ứng hạt nhân theo kiểu này. Trên hết, ngày nay chúng ta hiểu rằng ngay cả con người cũng là kết qủa của sự chọn lọc tự nhiên tác động lên hàng triệu năm.

Tôi đoán rằng, gỉa như chúng ta thấy được bàn tay của nhà thiết kế ở một nơi nào đó, về nguyên lý căn bản nó phải là những định luật cuối cùng của tự nhiên, một cuốn sách ghi chép đầy đủ những qui luật chi phối tất cả những hiện tượng tự nhiên. Chúng ta vẫn chưa biết được định luật cuối cùng này, nhưng mỗi khi chúng ta có khả năng nhìn thấy chúng, chúng hoàn toàn khách quan và hầu như không có vai trò đặc biệt nào đối với sự sống. Không có lực của sự sống. Như Richard Feynman đã nói, khi bạn nhìn vào vũ trụ và hiểu biết những luật lệ của chúng, “ một lý thuyết mà nó được sắp xếp hòan toàn như là một sân khấu cho Thượng Đế dùng để quan sát sự tranh đấu của con người giữa điều tốt và cái xấu, là hoàn toàn không thích hợp.”

Đúng như vậy, khi Cơ học lượng tử mới ra đời, một số nhà vật lý nghĩ rằng nó đã đem con người trở vào bức tranh tự nhiên, vì những nguyên lý của Cơ học Lượng tử chỉ cho chúng ta biết cách tính xác suất của nhiều kết qủa biến thiên có thể tìm được bằng quan sát viên –con người. Nhưng, bắt đầu với công trình của Hugh Everett cách đây 40 năm, xu hướng của các nhà Vật lý đang suy nghĩ sâu sắc về những điều này, muốn thiết kế lại môn Cơ Lượng tử theo một cách thức hoàn toàn khách quan, trong đó người quan sát chỉ được đối xử như mọi thứ khác. Tôi không biết là chương trình này đã hoàn tất một cách thành công hay chưa. Nhưng tôi tin rằng nó sẽ đạt được kết qủa như mong muốn.

Tôi phải chấp nhận rằng, ngay cả khi các nhà Vật lý tiến thật xa ,tới mức họ có thể đạt được - đạt được một lý thuyết cuối cùng- chúng ta cũng sẽ không có một bức tranh hoàn toàn thỏa mãn về thế giới, vì chúng ta vẫn còn sót lại câu hỏi “tại sao?” tại sao lý thuyết này mà không phải một lý thuyết khác? Chẳng hạn, tại sao thế giới này được mô tả bởi Cơ học lượng tử ? Cơ học lượng tử là một phần trong toàn bộ nền Vật lý hiện nay có vẻ như sẽ sống sót nguyên vẹn trong bất kỳ một lý thuyết nào của tương lai, nhưng về mặt logic không có gì không thể tránh khỏi ; thay cho Cơ học lượng tử tôi có thể hình dung ra một vũ trụ được điều khiển bởi Cơ học Newton. Như thế ,dường như vẫn có một sự bí mật nào đó không thể mất đi mà khoa học cũng sẽ không loại bỏ được.

Nhưng những lý thuyết tôn giáo về sự thiết kế cũng có chung vấn đề. Hoặc là bạn muốn ám chỉ một cái gì đó là Chúa , nhà thiết kế, hoặc là không. Nếu bạn không ám chỉ , thì chúng ta đang nói chuyện về cái gì? Nếu bạn muốn nói một cái gì đó xác định là “Chúa” hay “sự thiết kế”, nếu gỉa như bạn tin vào Thượng đế, người có tính chất ghen tị, hay nhân từ, hay là thông minh, hay là khôi hài, thì bạn vẫn phải đối diện với câu hỏi “ tại sao?” Một tôn giáo có thể khẳng định rằng vũ trụ được điều khiển bởi một loại Thượng đế như thế này, hơn là một loại Thượng đế như thế khác, và niềm tin này có vẻ là hiển nhiên, nhưng nó không thể giải thích tại sao lại như thế.

Trong chiều hướng đó, đối với tôi dường như Vật lý ở một vị thế tốt hơn tôn giáo khi cho chúng ta một sự giải thích thỏa mãn phần nào về thế giới , chỉ vì mặc dù các nhà vật lý sẽ không thể giải thích tại sao các định luật tự nhiên là như thế mà không là một điều gì hoàn toàn khác, nhưng ít ra chúng ta có thể giải thích tại sao chúng lại không khác biệt chút ít . Chẳng hạn như , về mặt logic không ai có khả năng nghĩ đến một phương pháp thích hợp nào đó, chỉ khác biệt một chút nhưng lại có thể thay thế vai trò của Cơ học lượng tử. Một khi bạn bắt đầu thử thay đổi một chút trong Cơ lượng tử, bạn sẽ thu được trong những lý thuyết đó những xác suất âm hay những sự vô lý khác về mặt luận lý. Khi bạn kết hợp Cơ lượng tử và thuyết Tương đối bạn đã làm tăng tính chất mong manh về logic của nó. Bạn thấy rằng trừ khi bạn đặt lý thuyết này đúng hướng, nếu không bạn sẽ thu đuợc những điều vô nghĩa, giống như hệ qủa đi trước nguyên nhân, hay là những xác suất vô cùng lớn. Mặt khác, những lý thuyết về tôn giáo dường như vô cùng uyển chuyển mà không có điều gì ngăn cản sự sáng tạo ra những tính chất thần thánh của bất kỳ những nhân vật khả dĩ cảm nhận được .

Giờ đây, không tạo nên bất kỳ một vấn đề nào đối với tôi, khi nói rằng chúng ta không thể thấy bàn tay của nhà thiết kế trong những nguyên lý cơ bản của khoa học mà chúng ta biết đến. Có thể là mặc dù những nguyên lý này không đề cập một cách rõ ràng đến sự sống, hay chỉ một ít về sự sống của con người. Tuy vậy chúng không được thiết kế một cách thủ công để làm cho sự sống xảy ra.

Một số nhà vật lý lập luận rằng một số các hằng số vật lý có gía trị dường như đã được tinh chỉnh một cách bí mật để những gía trị này cho phép khả năng của sự sống, theo một cách thức nào đó mà chỉ có thể được giải thích bởi sự can thiệp của một nhà thiết kế có mối quan tâm đặc biệt về cuộc sống. Tôi không có ấn tượng nào với những gỉa định về những trường hợp tinh chỉnh này. Chẳng hạn như, một trong những ví dụ thường được dẫn ra nhất về sự tinh chỉnh này có liên quan đến tính chất của hạt nhân nguyên tử carbon. Trong một vài phút đầu tiên của vũ trụ vật chất được tạo nên hầu hết là hydrogen và helium mà chắc chắn không có những nguyên tố nặng hơn nào dường như cần thiết cho sự sống như carbon, nitrogen, và oxygen. Những nguyên tố nặng mà chúng ta tìm thấy trên trái đất được hình thành hàng trăm triệu năm về sau trong một thế hệ đầu tiên các ngôi sao, và rồi chảy ra , đi vào chất khí giữa các ngôi sao mà từ đó hệ mặt trời của chúng ta hình thành.

Giai đoạn đầu tiên trong một chuỗi các phản ứng hạt nhân đã tạo nên những nguyên tố nặng trong các ngôi sao đầu tiên thường là sự hình thành hạt nhân carbon từ ba hạt nhân helium. Có một cơ may rất nhỏ để tạo ra nhạt nhân carbon ở trạng thái bình thường của chúng ( trạng thái có năng lượng thấp nhất) trong sự va chạm của ba hạt nhân helium, nhưng vẫn có khả năng tạo nên một lượng đáng kể carbon trong các ngôi sao nếu hạt nhân carbon tồn tại ở trạng thái phóng xạ với mức năng lược cao hơn khoảng 7 Mev so với mức cơ bản, tương thích với năng lượng của khối lượng ba hạt nhân helium, nhưng

( vì những lý do mà tôi đang dẫn ra ở đây) không được hơn 7.7 MeV trên trạng thái bình thường.

Trạng thái phóng xạ này của hạt nhân carbon có thể dễ dàng hình thành trong các ngôi sao từ ba hạt nhân helium. Sau đó, sẽ không có gì vấn đề gì khi tạo nên carbon thông thường; hạt nhân carbon trong trạng thái phóng xạ có thể phát xạ (phát ánh sáng) một cách tự phát và trở nên carbon ở trạng thái bình thường không phóng xạ, trạng thái tìm thấy trên trái đất. Điểm mấu chốt để tạo nên carbon là sự tồn tại của trạng thái phóng xạ của hạt nhân carbon mà nó có thể được hình thành từ sự va chạm của ba hạt nhân helium.

Thật vậy, về thực nghiệm trạng thái phóng xạ của hạt nhân carbon được biết có mức năng lượng 7.65 MeV trên mức bình thường. Thoạt nhìn vào điều này dường như đó là cú thoát hiểm trong gang tấc : năng lượng ứng với trạng thái phóng xạ của carbon chỉ thiếu 0.05 MeV để vượt khỏi mức cho phép hình thành carbon ( và cũng là hình thành chúng ta), con số này chỉ kém hơn 1 phần trăm của 7.65 MeV. Có vẻ là các hằng số tự nhiên mà những tính chất của tất cả các hạt nhân phụ thuộc vào nó đã được tinh chỉnh một cách thận trọng để có thể hình thành sự sống.

Hãy nhìn kỹ hơn, sự tinh chỉnh của các hằng số tự nhiên dường như không hẳn là tinh vi, mịn màng. Chúng ta phải xem xét lý do tại sao sự hình thành của carbon trong các ngôi sao đòi hỏi sự tồn tại của trạng thái phóng xạ carbon với mức năng lượng không hơn 7.7 MeV so với mức cơ bản. Lý do chính là hạt nhân carbon trong trạng thái này thực sự được hình thành trong một qúa trình gồm hai bước: đầu tiên, hai hạt nhân helium kết hợp với nhau để hình thành một hạt nhân không bền của đồng vị beryllium, beryllium 8, nó thỉnh thoảng thu tóm hạt nhân helium thứ ba trước khi phân rã để hình thành hạt nhân carbon ở trạng thái phóng xạ, hạt nhân carbon này cũng sẽ phân rã để trở thành hạt nhân carbon bình thường. Năng lượng tổng cộng của hạt nhân beryllium 8 và của hạt nhân hellium ở trạng thái nghỉ là 7.4 MeV trên mức năng lượng bình thường của hạt nhân carbon; như thế ,nếu năng lượng của trạng thái phóng xạ hạt nhân carbon hơn 7.7 MeV thì nó chỉ có thể hình thành từ sự va chạm của hạt nhân helium và hạt nhân beryllium 8 nếu động năng của hai hạt nhân này ít nhất phải là 0.3 MeV- một năng lượng cực kỳ khó tồn tại ở những nhiệt độ tìm thấy trên các ngôi sao.

Như vậy, điểm mấu chốt ảnh hưởng lên sự hình thành của carbon trong các ngôi sao không phải là mức năng lượng 7.65 MeV của trạng thái phóng xạ carbon trên mức bình thường, mà là năng lượng 0.25 MeV( trên mức năng lượng của các hạt nhân này ở trạng thái nghỉ ) của trạng thái phóng xạ, một trạng thái liên kết không bền của beryllium 8 và hạt nhân helium. Đối với sự hình thành carbon, năng lượng này còn thiếu một tỷ lệ 0.05 MeV/0.25MeV , hay 20 %. Dù sao thì đó không phải là sự thoát hiểm trong gang tấc.

Kết luận này về những điều đã được biết từ việc tổng hợp carbon còn trong vòng tranh cãi. Trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ có một hằng số mà gía trị của nó dường như đã được điều chỉnh một cách đáng kể theo cách có lợi cho chúng ta. Đó chính là mật độ năng lượng của chân không, thường được biết đến dưới cái tên hằng số vũ trụ. Thật vậy, nó có thể có một gía trị bất kỳ, nhưng từ các nguyên lý đầu tiên người ta có thể đoán rằng hằng số này phải rất lớn, có thể dương hoặc âm. Nếu rất lớn và dương, hằng số vũ trụ có tác dụng như một lực đẩy càng xa càng lớn, một lực sẽ ngăn vật chất tụ hợp lại trong vũ trụ sơ khai mà đó chính là qúa trình ban đầu , là bước đầu tiên trong việc hình thành thiên hà, ngôi sao, hành tinh và con người. Nếu rất lớn và âm, hằng số vũ trụ sẽ có tác dụng như một lực hút tăng dần theo khoảng cách, một lực hầu như đảo ngược ngay túc khắc sự nở rộng của vũ trụ và làm nó tái sụp đổ, không để lại thời gian cho sự tiến hóa của sự sống. May thay, các quan sát thiên văn cho thấy rằng hằng số vũ trụ rất nhỏ nhỏ hơn nhiều so với dự đoán của các nguyên lý đầu tiên.

Còn qúa sớm để nói rằng có hay không một nguyên lý căn bản nào đó có thể giải thích tại sao hằng số vũ trụ phải nhỏ như vậy. Nhưng ngay cả nếu như không có một nguyên lý như thế, sự phát triển gần đây của môn Vũ trụ học cũng đưa đến những khả năng cho một sự giải thích tại sao gía trị đo được của hằng số vũ trụ và những hằng số vật lý khác đã ủng hộ cho sự xuất hiện của một sự sống có trí thông minh. Theo lý thuyết về “ sự lạm phát hỗn loạn” (chaotic inflation) và “sự lạm phát vĩnh cửu” (eternal inflation) của André Linde, Alex Vilenkin và những người khác, những đám mây đang bành trướng của hàng triệu thiên hà mà chúng ta vẫn gọi là Big Bang có thể chỉ là một mảnh của một vũ trụ rộng lớn hơn trong đó big bang luôn luôn bùng nổ, mỗi vụ nổ này sẽ có những gía trị khác nhau cho các hằng số cơ bản.

Trong bất kỳ một bức tranh nào như thế, trong đó vũ trụ hàm chứa những phần khác nhau với những gía trị khác nhau của những cái mà chúng ta thường gọi là các hằng số tự nhiên. Có lẽ sẽ không có sự khó khăn nào trong việc tìm hiểu tại sao những “hằng số” này lại có những gía trị thích ứng cho sự sống có trí thông minh . Có thể có vô số những Big Bang mà trong đó những hằng số tự nhiên có những gía trị không thích ứng cho sự sống và một ít những Big Bang cho sự sống khả dĩ. Bạn không cần phải viện dẫn một nhà thiết kế nhân từ để giải thích tại sao chúng ta lại ở một phần trong vũ trụ nơi sự sống là khả dĩ vì trong tất cả các phần còn lại không có ai đặt ra câu hỏi này . Nếu bất kỳ một lý thuyết nào thuộc loại tổng quát trên trở nên đúng đắn thì việc kết luận rằng những hằng số tự nhiên đã được vi chỉnh bởi một nhà thiết kế nhân từ sẽ giống như phát biểu sau,” Có phải là điều tuyệt vời không, khi Thượng Đế đã đặt chúng ta ở đây, trên trái đất, nơi có nước và không khí, có trọng lực và nhiệt độ qúa dễ chịu, thay vì ở một nơi khắc nghiệt khác chẳng hạn như sao Thủy hoặc Pluto?” . Ở nơi nào khác trong hệ mặt trời khác hơn là trái đất chúng ta có thể tiến hóa được?

Lập luận kiểu như vậy được gọi là “ vị nhân “ (anthropic) (2). Đôi khi nó dẫn đến sự khẳng định là các luật của tự nhiên là những gì cần thiết để cho chúng ta hiện hữu, không có sự giải thích nào sâu xa hơn. Đối với tôi điều này dường như chỉ huyền bí hơn những lời nói nhảm (mumbo jumbo) một chút. Mặt khác,nếu thực sự có vô số thế giới trong đó những hằng số tự nhiên có những gía trị khác nhau ,thì sự giải thích lấy con người làm gốc cho lý do tại sao trong thế giới của chúng ta những hằng số này thích ứng cho sự sống chỉ là lẽ thường tình, giống như chuyện giải thích tại sao chúng ta lại sống trên trái đất mà không sống trên sao Thủy hoặc Pluto. Gía trị hiện nay, đo được gần đây nhất ,của hằng số vũ trụ bằng sự quan sát chuyển động của các siêu lân tinh (supernova) vào khoảng gía trị trong tầm trông đợi của bạn từ những lập luận theo kiểu này: nó chỉ đủ nhỏ để không can dự sâu vào sự hình thành các thiên hà. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết đủ về Vật lý để nói rằng có hay không những phần khác nhau của vũ trụ mà ở đó cái mà chúng ta thường gọi là những hằng số vật lý thực sự có những gía trị khác. Đây không phải là một câu hỏi tuyệt vọng; chúng ta có lẽ có đủ khả năng để trả lời câu hỏi này khi chúng ta có sự hiểu biết tốt về lý thuyết hấp dẫn lượng tử.

Có thể là một chứng cứ của nhà thiết kế nhân từ nếu sự sống tốt đẹp hơn sự mong đợi ở những nền tảng khác. Để thẩm định điều này,chúng ta nên nhớ rằng một khả năng nào đó đối với sự vui thích cũng đã tiến hóa thông qua sự chọn lọc tự nhiên, như là một động lực cho những con vật chỉ cần ăn và truyền giống để truyền gen của chúng. Không có vẻ như sự chọn lọc tự nhiên trên bất kỳ một hành tinh nào có thể tạo ra những sinh vật có đủ may mắn để có những thú tiêu khiển, khả năng làm khoa học và suy nghĩ trừu tượng, nhưng những mẫu vật được tạo nên bởi sự tiến hóa của chúng ta cho thấy một sự thiên vị rõ rệt. Với sự kiện đó chỉ là duy nhất trong những trường hợp may mắn, nhưng có nhiều người đang nghĩ về một sự thiết kế của vũ trụ. Các nhà thiên văn học đơn thuần gọi đó là hiệu ứng chọn lọc.

Vũ trụ rất rộng lớn,và có lẽ là vô tận, vì thế chẳng có gì ngạc nhiên rằng, trong số muôn vạn hành tinh chỉ dung dưỡng cho sự sống không có trí thông minh và một số lớn khác vẫn hòan toàn không ủng hộ cho sự sống, vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ mà ở đó các sinh vật có khả năng suy nghĩ về vũ trụ, như chúng ta đang làm ở đây. Một ký gỉa có nhiệm vụ phỏng vấn những người trúng số độc đắc có thể cảm nhận rằng đã có một sự phù hộ đặc biệt nào đó cho những người này, nhưng anh ta nên nhớ rằng đại đa số những người chơi xổ số không được anh ta phỏng vấn chỉ vì họ chẳng trúng một giải nào cả. Như thế để phán xét rằng có phải cuộc sống của chúng ta là chứng cứ cho nhà thiết kế nhân từ, chúng ta không những phải hỏi rằng có phải cuộc sống của chúng ta tốt hơn sự mong đợi trong mọi trường hợp mà trong đó chúng ta biết rõ về sự chọn lọc tự nhiên, mà còn phải xét đến sự thiên vị bởi sự kiện là chính chúng ta là kẻ đang suy nghĩ về vấn đề này.

Đó chính là câu hỏi mà tất cả các bạn phải trả lời cho chính mình. Là một nhà vật lý nên tôi không có sự trợ giúp nào với những câu hỏi như vậy. Chính vì vậy tôi phải phát biểu từ chính kinh nghiệm bản thân.Cuộc sống của tôi rất hạnh phúc , có lẽ trên 99.99 % so với hạnh phúc của con người, nhưng ngay cả như thế, tôi đã chứng kiến mẹ tôi chết đau đớn do căn bệnh ung thư, cá nhân cha tôi bị hủy hoại bởi căn bệnh Alzheimer, và họ hàng của tôi chết trong những trại tập trung Holocaust. Dấu hiệu của một nhà thiết kế nhân từ hầu như còn ẩn nấp đâu đó.

Sự phổ biến của tội lỗi và đau khổ luôn luôn quấy rối những ai đang tin vào một Thượng Đế nhân từ và toàn năng. Đôi khi Thượng Đế được tha thứ bởi sự chỉ ra nhu cầu của ý chí tự do nơi con người. Milton cho Thượng Đế lời lý giải này trong bài thơ Thiên Đường Đã Mất (3):

Ta cho họ tự do và họ phải giữ lấy,

rồi mê hoặc chính mình: ta phải làm khác đi

bản chất của họ, nhân lời cao cả

thường hằng, vĩnh cưủ, để ban cho

Sự tự do ; tự chuốc lấy sự sa đọa của chính mình.


Có vẻ như là một sự bất công khi quyến thuộc của tôi bị sát hại để cung cấp một cơ hội cho ý chí tự do đối với người Đức, nhưng ngay cả khi bỏ qua chuyện này, làm sao ý chí tự do có thể giải thích cho căn bệnh ung thư? Đó có phải là cơ hội cho ý chí tự do của các ung bươú?

Ở đây tôi không cần biện giải rằng cái xấu trên thế giới minh chứng rằng vũ trụ đã không được thiết kế, mà chỉ lập luận rằng không có một dấu hiệu của lòng nhân từ để chứng minh cho bàn tay của người thiết kế. Nhưng ,thật vậy, sự cảm nhận về Thượng Đế không thể nhân từ rất xa xưa . Những vở kịch của Aeschylus và Euripides đã cho một lời khẳng định nhanh chóng rằng các vị chúa rất ích kỷ và tàn ác, mặc dù họ trông mong sự cư xử tốt hơn ở nơi con người. Chúa trời trong Cựu Ứớc bảo chúng ta đập vào đầu những kẻ chống đạo và đòi hỏi sự tự nguyện hiến dâng mạng sống của con chúng ta theo lệnh của Ngài và Chúa của các đạo truyền thống KyTô, Hồi giáo nguyền rủa chúng ta đời đời nếu không thờ phượng đúng cách. Đó có phải là cách cư xử đẹp? Tôi biết, tôi biết chúng ta không được phán xét các vị Chúa trời theo tiêu chuẩn của con người, nhưng bạn sẽ thấy vấn đề là ở chỗ này: Nếu sự hiện hữu của Ngài chưa thuyết phục chúng ta , và chúng ta đang đi tìm những dấu hiệu của lòng từ tâm của Ngài, thì có những tiêu chuẩn khác nào mà chúng ta có thể sử dụng?

Vấn đề tôi đặt ra ở đối với nhiều người dường như chỉ là chuyện “thời thượng”. “Luận cứ sự thiết kế” của nhà thần học người Anh William Paley không còn nằm trong đầu óc của hầu hết mọi người vào thời nay. Ngày nay uy tín của tôn giáo dường như chỉ dẫn xuất từ những điều mà người ta cho là những ảnh hưởng của luân lý , mà không phải từ những điều người ta có thể nghĩ và đang thành công trong việc giải thích những gì chúng ta thấy trong tự nhiên. Ngược lại, tôi phải nhận rằng, mặc dù tôi không tin vào một nhà thiết kế vũ trụ, lý lẽ mà tôi đang gặp khó khăn khi biện giải đó chính là tôi nghĩ rằng ảnh hưởng luân lý của tôn giáo, khi cân nhắc kỹ, thật là đáng qúi.

Đây là một câu hỏi qúa lớn đặt ra ở đây. Một mặt, tôi có thể chỉ ra vô số những ví dụ tai hại được thực hiện bởi lòng nhiệt thành tôn giáo, xuyên qua một chiều dài lịch sử của các cuộc tàn sát người Do Thái (dưới thời Nga hoàng), những cuộc thập tự chinh, những cuộc chiến tranh giữa tín đồ Hồi giáo và ngoại đạo. Trong thế kỷ của chúng ta chính người hồi giáo qúa khích đã giết Sadat và chính người Do thái giáo qúa khích đã giết Rabin. Không ai có thể nói rằng Hitler là một tín đồ Kytô qúa khích, nhưng khó có thể hình dung rằng chủ nghĩa Nazi hình thành mà không có nền tảng được cung cấp bởi nhiều thế kỷ người Kytô chống chủ nghĩa Semit. Mặt khác, nhiều người ngưỡng mộ tôn giáo có thể đưa ra vô số những thí dụ về những điều tốt đẹp thực hiện bởi tôn giáo. Chẳng hạn như trong một cuốn sách gần đây Những Thế Giới Tưởng Tượng , nhà vật lý lỗi lạc Freeman Dyson đã nhấn mạnh đến vai trò của niềm tin tôn giáo trong việc phá bỏ chế độ nô lệ. Tôi mạn phép nhận định ngắn gọn về điểm này, không cố chứng tỏ bất kỳ điều gì với một thí dụ, mà chỉ để minh họa những suy nghĩ của tôi về ảnh hưởng của tôn giáo về mặt luân lý.

Chắc chắn rằng phong trào chống nô lệ và buôn bán nô lệ được củng cố thêm sức mạnh bởi những tín đồ Kytô, bao gồm người theo phái Phúc âm thế tục như William Wilberforce ở Anh, và người đứng đầu phái Nhất thể như William Ellery Channing ở Mỹ. Nhưng Kytô giáo, giống như những tôn giáo lớn khác trên thế giới, sống thoải mái với chế độ nô lệ hàng nhiều thế kỷ, và chế độ nô lệ đã in dấu trong Tân Ước. Vậy thì cái gì làm nên sự khác biệt đối với Wilberforce và Channing ? Không có sự khám phá những Kinh Thánh mới nào ở đây, Wilberforce và Channing cũng không tuyên bố nhận được sự thiên khải nào. Đúng hơn là, thế kỷ 18 đã chứng kiến sự lan tràn của lý trí và chủ nghĩa nhân bản đã dẫn đến những người khác-chẳng hạn –Adam Smith, Jeremy Bentham và Richard Brinsley Sheridan- cũng chống lại chế độ nô lệ trên những nền tảng không liên hệ gì với tôn giáo. Lord Mansfield , tác giả của những quyết định trong vụ kiện Somersett chấm dứt sự bảo vệ hợp pháp chế độ nô lệ ở Anh ( mặc dù không phải ở các thuộc địa), không phải là người có đạo , và quyết định của ông không dựa trên những lý lẽ tôn giáo. Cho dù Wilberforce là kẻ người chủ xướng của phong trào chống buôn bán nô lệ vào năm 1970 , phong trào này thực chất được nhiều người trong Quốc hội ủng hộ như Charles James Fox và William Pitt, những người đã không được ai biết đến tấm lòng của họ. Điều tôi có thể nói là, âm điệu luân lý của tôn giáo đã hưởng lợi từ những bộ óc của thời đại hơn là hơn là những bộ óc này hưởng phúc lành từ tôn giáo.

Chỗ mà tôn giáo đã tạo nên sự khác biệt, đó chính là nó ủng hộ chế độ nô lệ nhiều hơn là chống đối. Những lập luận lấy từ kinh thánh đã được Quốc hội dùng để bảo vệ chế độ buôn bán nô lệ. Frederic Douglass đã kể trong tác phẩm Truyện Kể , làm thế nào mà hoàn cảnh làm nô lệ của ông ta trở nên tồi tệ khi người chủ của ông đã đổi đạo và cho phép ông ấy xem sự nô lệ như là một hình phạt dành cho những người con của Ham (4).

Mark Twain mô tả người mẹ như là một người thuần khiết tốt bụng, lòng thương hại của bà còn dành ngay cả cho Satan nhưng bà lại chẳng ngờ vực gì về sự hợp pháp của chế độ nô lệ, bởi vì trong những năm trước chiến tranh sống ở Missouri bà không bao giờ được nghe bất kỳ một bài giảng đạo nào chống lại chế độ nô lệ mà chỉ nghe vô số những bài giảng đạo dạy rằng chế độ nô lệ là ý muốn của Chúa. Có hay không có tôn giáo, người tốt có thể cư xử tốt và người xấu có thể làm điều xấu xa; nhưng đối với người tốt làm điều tội lỗi - cần phải có tôn giáo.

Trong bức điện thư của Hiệp Hội Liên Hiệp Hoa Kỳ về sự Tiền Phong của Khoa Học tôi biết rằng mục đích của buổi hội thảo này là có được một cuộc đối thoại xây dựng giữa Khoa học và Tôn giáo. Tôi tán thành một cuộc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo, nhưng không phải là một cuộc đối thoại xây dựng. Một trong những thành tựu vĩ đại của khoa học chính là, nếu không làm cho việc một người thông minh là một người có đạo trở thành bất khả thi, thì ít nhất việc làm cho họ vô thần là một chuyện khả thi. Chúng ta không nên rút lui từ sự thành tựu này.



--------------------------------------------------------------------------------

Chú thích của người dịch:

(1): Phản ứng hạt nhân lạnh (Cold fusion): còn gọi là phản ứng hạt nhân ở năng lượng thấp, được báo cáo đầu tiên vào tháng 3/1989 bởi Fleischmann và Pons. Phản ứng này đã tạo nên hy vọng có thể dùng làm nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền. Nhưng khoa học sau đó đã chứng minh rằng đó là những sai lầm về thực nghiệm.

(2): Nguyên lý vị nhân (anthropic principle) là một khái niệm của triết học, được hình thành dựa trên ý tưởng chính đó là sự tồn tại của các tham số đặc trưng của vũ trụ mà chúng ta quan sát, có thể không xác định được một cách trực tiếp thông qua các định luật cơ bản của vật lý, nhưng bằng lý lẽ đúng của các quan sát viên thông thái. Nói cách khác " nếu điều gì đó đúng với chúng ta, để tồn tại, thì nó mãi đúng, vì chúng ta tồn tại ". (nguồn Wikipedia)

(3) Nguyên văn:

I formed them free, and free they must remain/Till they enthral themselves: I else must change/Their nature, and revoke the high decree/ Unchangeable,eternal,which ordained/Their freedom;they themselves ordained their fall.

(4) The children of Ham: ám chỉ người da đen trong thời kỳ nô lệ.




Trang Khoa học
Về Đầu Trang Go down
 
Ngẩng mặt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bàn Luận :: Khoa Học-
Chuyển đến