Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
ThanhKhoa
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
tuquynh
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
Admin
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
qwerty68
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
kimerajamm
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
lavivi
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
moonlight172
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
chuongtk
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
gianggiangonline
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_lcapTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Voting_barTài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 15 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 15 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ   Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeSun May 02, 2010 12:14 pm

Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Ghdfsdfdfsdfs
Quân giải phóng làm chủ chi khu quân sự Bình Thuận ngày 19.4.1975 - Ảnh: tư liệu
Tin chiến bại liên tiếp của quân đội Sài Gòn làm rúng động Nhà Trắng. Tổng thống G.Ford lập tức phái tướng F.C.Weyand - Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ - trực tiếp sang thị sát chiến trường miền Nam VN.
Cuộc trắc nghiệm 30 ngày

Ngày 2.4, tướng Weyand tổ chức cuộc họp hỗn hợp Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Ngay sau đó, một tuyến phòng thủ kéo dài được thiết kế với 2 “tử điểm” là Phan Rang và Xuân Lộc cùng với Tây Ninh. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Schlesinger trong một cuộc họp báo, phòng tuyến cố thủ này là “một cuộc trắc nghiệm mới” với thời hạn 30 ngày.

Ngày 6.4, phòng tuyến Phan Rang hình thành. Hai ngày sau, phòng tuyến Xuân Lộc được bố trí xong với binh lực mạnh nhất mà chính quyền Sài Gòn có trong tay, gồm: Sư đoàn bộ binh 18 (với 3 trung đoàn 43, 48, 52); lữ đoàn 5 tăng thiết giáp; 4 tiểu đoàn bảo an (340, 342, 343, 367); 2 tiểu đoàn pháo binh (181, 182) với 42 khẩu pháo các loại, trong đó có 2 khẩu M107 và 175 mm; 2 liên đoàn dân vệ.

Ngày 7.4, chiến đấu cơ của quân đội Sài Gòn được lệnh phản kích với 10 phi xuất oanh kích tại vùng 30 cây số đông bắc Phan Rang (Ninh Thuận), đồng thời chiến dịch Lê Văn Duyệt của Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô được ráo riết triển khai. Đây là một chiến dịch quy mô nhằm “triệt hạ đặc công của lực lượng quân giải phóng công thành và bẻ gãy mưu đồ tổng tấn công của Cộng sản... khởi diễn đồng loạt tại đô thành, thị xã Gia Định và khắp các vùng nông thôn” (công văn của Phòng 3, Biệt khu thủ đô, Quân đoàn 3).

Hy vọng le lói được thắp lại trên chính trường Mỹ và Sài Gòn. Ngày 11.4, Việt tấn xã điểm tin báo chí nước ngoài: “...các nhật báo xuất bản tại Hoa Kỳ trong mấy ngày qua đều đồng nhận xét là tình hình chung đã sáng sủa và vững vàng hơn vào khoảng đầu tháng 3 vừa rồi... Theo ký giả Oberdorfer của Washington Post, rồi đây quân giải phóng chắc chắn sẽ không giữ được Đà Nẵng... Ký giả Yates của nhật báo Chicago Tribune nhận định rằng chánh phủ VN cộng hòa đã tăng cường hệ thống phòng thủ đô thành Sài Gòn rất kiên cố và quân giải phóng sẽ không thể xâm phạm đến thủ đô Sài Gòn được...”.

Trên thực tế, ngày 7.4.1975, quân giải phóng đã áp sát phòng tuyến Phan Rang.

Phá vỡ “tử điểm”

Ngày 9.4, đồng thời với việc uy hiếp Phan Rang, quân giải phóng mở chiến dịch tấn công Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

Phủ đặc ủy T.Ư tình báo (Phủ tổng thống chính quyền Sài Gòn) ngày 10.4 ghi nhận: Ngày 9.4, quân giải phóng mở màn trận đánh bằng đợt pháo kích với 3.000 đạn đủ loại vào tỉnh lỵ, đồng thời bộ binh có chiến xa yểm trợ tấn công tiểu đoàn 340/ĐPQ, 1 đại đội địa phương quân, tiểu đoàn 1/43 và hậu cứ của trung đoàn 52 bộ binh. Trong ngày, quân giải phóng tràn ngập Bộ chỉ huy chi khu Bình Khánh...

Đến ngày 14.4, trong khi chiến sự tại Xuân Lộc vẫn diễn ra ác liệt, giằng co thì tại Phan Rang, quân giải phóng bắt đầu đột phá tuyến phòng thủ Du Long. Sáng 16.4, quân giải phóng chiếm dinh tỉnh trưởng, bắt đại tá - Tỉnh trưởng Ninh Thuận Nguyễn Văn Tư, trung tướng - Phó tư lệnh Quân đoàn 3 Nguyễn Vĩnh Nghi và chuẩn tướng không quân Phạm Ngọc Sang.

Thất vọng trước diễn tiến trên chiến trường miền Nam, Tổng thống Mỹ G.Ford gây sức ép buộc Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức.

Tối 21.4, trong diễn văn từ chức, ông Thiệu đã chỉ trích “thái độ chủ bại của Hoa Kỳ”, không giữ đúng cam kết viện trợ quân sự và kinh tế dồi dào cho VN cộng hòa (Việt tấn xã 22.4.1975), rồi tiếp tục bào chữa cho thất bại: “Chúng tôi đã có một quyết định chính trị là không tử thủ Kon Tum, Pleiku, và với ý kiến của thủ tướng, của đại tướng, và tư lệnh quân khu đã rút quân; lấy quân của Kon Tum, Pleiku để lấy lại Ban Mê Thuột, và hễ lấy lại Ban Mê Thuột rồi là có cơ hội lấy lại Kon Tum, Pleiku”.

Cùng ngày, trước giờ Nguyễn Văn Thiệu phát biểu lần cuối với tư cách là tổng thống chính quyền Sài Gòn, quân giải phóng đã chọc thủng “cánh cửa thép” Xuân Lộc.

Can thiệp cuối cùng của Mỹ

Việc Tổng thống Mỹ ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức không phải là hành động từ bỏ sự can thiệp vào VN. Trước và sau ngày 21.4, Tổng thống G.Ford tiến hành một loạt hoạt động quân sự có tính chất răn đe, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ chấp thuận viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Mục tiêu của Mỹ là dùng sức ép quân sự để đạt được lợi thế trên bàn thương lượng, hòng tìm một giải pháp chính trị có lợi cho họ tại miền Nam VN. Ngày 20.4, Bộ Quốc phòng Mỹ loan báo “5 hàng không mẫu hạm Mỹ lên đường tới các địa điểm không được tiết lộ trong vùng Tây bộ Thái Bình Dương” (Reuters). Báo chí Sài Gòn cũng đưa tin, từ ngày 4 - 21.4 đã có “trên 100 phi vụ bằng vận tải cơ khổng lồ của không lực Mỹ chuyển vận tới VN các quân tiếp liệu chính yếu gồm vũ khí cá nhân, trọng pháo, thiết giáp, vũ khí chống chiến xa...” và “nhiều chuyến tàu thủy chuyển vận số lượng đạn dược quan trọng” (báo Dân chủ ngày 22.4). Ngày 22.4, Tổng thống G.Ford tuyên bố “một lực lượng quân sự có thể được đưa trở lại VN để giúp di tản những người VN có liên hệ tới Mỹ...”.

Mỹ cũng dựng một nhân vật đã 72 tuổi là ông Trần Văn Hương lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn. Phát biểu trong dịp nhậm chức “tân Tổng thống Trần Văn Hương nói, lãnh trách nhiệm trong giờ phút này là nhận lãnh sự hy sinh lớn lao, nhưng cũng không bằng sự hy sinh của nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, biết chọn đúng lúc để từ nhiệm...” (Việt tấn xã 22.4.1975).

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã tố cáo chính sách hai mặt của Tổng thống G.Ford và tuyên bố chỉ có thể thương lượng với 2 điều kiện: 1) Phải thay thế hoàn toàn chính phủ Nguyễn Văn Thiệu; 2) Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc dính líu quân sự vào miền Nam VN. Và ngày 22.4, Đài phát thanh Giải phóng phát lệnh tổng tiến công giải phóng Sài Gòn.

Không thể thay đổi ý định của đối phương, Mỹ tìm cách đưa ông Dương Văn Minh - một nhân vật thân Pháp, đồng thời nằm trong nhóm “không chống Cộng” - lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn ngày 25.4 nhằm tiếp tục tìm kiếm một giải pháp chính trị. Tuy nhiên, mọi sự đã trở nên quá muộn khi 17 giờ ngày 26.4, cuộc tổng công kích Sài Gòn của quân giải phóng đã bắt đầu. Và đến 11 giờ 30 ngày 30.4.1975, quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, buộc Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các Vũ Văn Mẫu đầu hàng vô điều kiện.

Hải Thành
(Lược trích Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn (NXB Chính trị quốc gia 2010), tựa bài do Thanh Niên đặt)

Chia sẻ với bạn bè qua:
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ   Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ Icon_minitimeSun May 02, 2010 12:18 pm

Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ P4-5a
Toàn cảnh Hội nghị Paris (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN
35 năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nước về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Tuy vậy, để hiểu một cách tường tận sự kiện chấn động thế giới này, vẫn cần phải làm rõ những “bí mật liên quan đến mưu toan, quyết sách, sự kiện, diễn biến thực tế của phía đối địch với cách mạng” (đại tá, PGS-TS Hồ Sơn Đài).
Mời nghe đọc bài


Và trong nỗ lực khai mở những bí ẩn của quá khứ, tập thể tác giả đang công tác tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã biên soạn cuốn sách Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn. Được sự đồng ý của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, từ số báo này Thanh Niên lược thuật những sự kiện quan trọng mà cuốn sách đề cập, trong đó có những tài liệu trong giai đoạn 1973 - 1975 chưa từng công bố.

Đối phó với “thảm họa về cơ cấu”

Âm mưu

Ngày 27.1.1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN gồm 9 chương, 23 điều được bốn bên tham gia Hội nghị Paris về VN ký kết.

Hiệp định đã tạo bước ngoặt trong giải quyết vấn đề hòa bình ở VN. Đồng thời, cũng tạo ra sự thay đổi thế và lực của các bên tham chiến ở miền Nam VN theo hướng ngày càng thuận lợi cho quân giải phóng. Ngược lại, Chính phủ Mỹ đang vấp phải làn sóng phản kháng không chỉ của tầng lớp nhân dân yêu chuộng hòa bình mà của cả quốc hội, các quan chức và chính khách Mỹ, buộc phải xem xét lại toàn bộ chính sách đối với VN. Ở Sài Gòn, việc Mỹ rút quân và cắt giảm viện trợ đã tạo ra lỗ hổng lớn và đặt chính quyền Sài Gòn trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Chưa chấp nhận thất bại, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra đối sách thực hiện tham vọng độc chiếm miền Nam VN, chia cắt lâu dài đất nước tập trung vào các nội dung:

1) Sử dụng tiền viện trợ để tạo viễn tưởng một xã hội trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn ổn định và phát triển với nền kinh tế tự lập.

2) Tạo được đội quân đông với vũ khí, phương tiện Mỹ nhằm có thể thay thế vai trò của quân viễn chinh Mỹ và chư hầu trên chiến trường miền Nam VN. Sử dụng lực lượng quân sự tiến hành chiến tranh “giành dân, lấn đất” và giành lại thế chủ động trên chiến trường, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

3) Trên bàn đàm phán giữa hai bên, miền Nam VN sử dụng kế hoãn binh, không đi vào giải quyết thực chất vấn đề nhằm kéo dài thời gian cho đến khi đạt được ưu thế về quân sự và chính trị.

Trước đó, ngày 24.1 (thời điểm các điều khoản của Hiệp định Paris đã được các bên thống nhất), ông Thiệu đã khẳng định rõ thái độ với việc thực thi hiệp định trong bài phát biểu trên hệ thống thông tin. Kể cả trước và sau khi ký kết hiệp định, ông lặp đi lặp lại nhiều lần rằng: miền Bắc và miền Nam là “hai quốc gia riêng biệt”; chính quyền Sài Gòn là “chính quyền hợp pháp, hợp hiến duy nhất ở miền Nam VN”; sẽ không có một chính phủ liên hiệp hay chính phủ ba thành phần nào ở miền Nam VN... “Cho đến hôm nay Cộng sản cũng không đòi được chúng ta và cũng không có vấn đề nhân dân miền Nam chúng ta buộc phải chấp nhận có hai chánh phủ hợp pháp song song tại miền Nam này, từ trước đến giờ họ vẫn tự cho họ một chánh phủ mà họ gọi là Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, họ buộc mình phải nhìn nhận cái chánh phủ đó coi như tại miền Nam này có hai chánh quyền song song (...). Không khi nào chúng ta chấp nhận là trên miền Nam này, tại miền Nam này có hai chánh phủ song song, mà chúng ta vẫn chỉ nói rằng tại miền Nam VN này chỉ có một chánh quyền hợp hiến hợp pháp duy nhất mà thôi...” (trích bài nói chuyện của Nguyễn Văn Thiệu ngày 24.1.1973).

Sau đó, trong bài thuyết trình ngày 28.1, ông Thiệu cố gắng giải thích việc ký kết Hiệp định Paris như là một “thắng lợi to lớn” của chính quyền Sài Gòn. Thế nhưng biên bản phiên họp của Ủy ban Liên bộ hậu phương yểm trợ tiền tuyến ngày 29.1.1973 đã cho thấy, việc “ký hiệp định thì phải công nhận là chúng ta (chính quyền Sài Gòn - TG) đang đứng trước một thảm họa về cơ cấu”. Về tinh thần “có ba khuynh hướng: những người có khuynh hướng theo Cộng sản thì phấn khởi. Các chiến sĩ vì đã chiến đấu quá gian khổ và lâu dài cảm thấy như được trút một gánh nặng và mong sớm buông súng. Những người chống Cộng sản thì chán nản vì hiệp định ngừng bắn đem lại cho Cộng sản nhiều điều thuận lợi”.

Cầu viện

Thực tế, trong lòng chính quyền Sài Gòn lúc này đang nổi lên những mâu thuẫn trầm trọng.

Trên chính trường xuất hiện lực lượng tự xưng là “thực thể chánh trị thứ ba” gồm các thành phần đối lập với Nguyễn Văn Thiệu do tướng Dương Văn Minh cầm đầu có sự hậu thuẫn của tình báo Mỹ. Trong quân đội nổi lên thế lực của tướng Nguyễn Cao Kỳ, cộng với lực lượng tôn giáo dưới bàn tay của Mỹ ngấm ngầm âm mưu lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nền kinh tế của chế độ Sài Gòn vốn dựa chủ yếu vào viện trợ Mỹ, nay trở nên kiệt quệ.

Để đối phó, chính quyền Sài Gòn đề ra chương trình “Tái thiết và phát triển quốc gia” (Nguyễn Văn Thiệu công bố chính thức ngày 20.5.1973), đồng thời lên kế hoạch cầu viện Mỹ và các nước trong “khối tự do”.

Ngày 2.4.1973, Nguyễn Văn Thiệu cùng nhiều quan chức chính quyền Sài Gòn bắt đầu “chuyến đi hợp tác trong hòa bình” (Việt Tấn xã - cơ quan thông tấn của chính quyền Sài Gòn - đưa tin ngày 1.4.1973) tới Mỹ và một số nước, lãnh thổ đồng minh (Anh, Đại Hàn, Đài Loan...).

Ngày 2 và 3.4, ông Thiệu và phái đoàn chính quyền Sài Gòn đã có cuộc tiếp xúc thượng đỉnh với phái đoàn Mỹ dưới sự chủ tọa của Tổng thống Richard M. Nixon. Với việc nhận được cam kết của Nixon: “Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho VN cộng hòa để phát triển kinh tế hậu chiến” và “Tổng thống VN cộng hòa đã được cam kết về một sự trợ giúp quân sự”, ông Thiệu được ca ngợi “đã có đầy đủ cái khôn ngoan... để thuyết phục các lãnh tụ Hoa Kỳ” (Việt Tấn xã ngày 12, 13.4.1973).

Cái cách thuyết phục “khôn ngoan” của ông Thiệu được thể hiện như thế nào ? Việt Tấn xã ngày 13.4 tường thuật chi tiết: “Người dân Mỹ vốn từng liên hệ chặt chẽ với vận mệnh VN đã đón nhận lời cảm ơn của tổng thống VN cộng hòa... Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng dành phần lớn thời gian để thăm viếng các gia đình tù binh Mỹ để đích thân nói vài lời cảm ơn... Trước khi rời Hoa Kỳ để đi Italy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân có ghé Texas để thăm mộ cố Tổng thống Mỹ Johnson..., vị tổng thống đã quyết định đưa quân đội Mỹ vào miền Nam...”.

Tờ Thái Bình số 2 tháng 5.1973 của Liên hiệp Việt kiều tại Mỹ đã bình luận chua chát về chuyến công du của ông Thiệu: “Người VN không ai có thể bày tỏ “lòng biết ơn sâu xa” đối với Nixon, khi những tội ác của chính phủ và quân đội viễn chinh gây ra ở hai miền Nam Bắc VN vẫn còn in dấu nóng hổi trong trái tim của mỗi người dân Việt. Nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu lại không để ý đến chuyện đó. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua, ông Thiệu đã nhân danh người Việt để “cảm ơn” người bạn đồng minh Mỹ, Đại Hàn,... đã giúp ném bom các làng mạc, đốt phá trường học, nhà thương; đã giúp khai quang không biết bao nhiêu miền đất quê hương, đã giúp giết từng người mẹ, người chị, người em, đã giúp làm ung hoại xã hội miền Nam”. (Còn tiếp)

Hải Thành

(Lược trích Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn (NXB Chính trị quốc gia 2010), tựa bài do Thanh Niên đặt)
Về Đầu Trang Go down
 
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐẠO ĐỨC CHÍNH QUYỀN MỸ Trong Vấn Nạn CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong
» Nền tảng chính trị – tư tưởng và pháp lí về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng ta
» Những Bạo Chúa, 100 Tên Chuyên Quyền
» 7 công dụng chữa bệnh của đậu đen
» Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Lịch Sử - Chiến Tranh - Vũ Khí :: Lịch sử :: Lịch sử-
Chuyển đến