Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
ThanhKhoa
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
tuquynh
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
Admin
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
qwerty68
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
kimerajamm
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
lavivi
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
moonlight172
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
chuongtk
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
gianggiangonline
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_lcapHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Voting_barHỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 10 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 10 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Empty
Bài gửiTiêu đề: Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn   Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 2:31 pm

[Hỏi: ]
Gần đây, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng lợn mắc bệnh liên cầu khuẩn. Điều nguy hiểm là lợn bệnh lại có thể lây cho người... Bệnh xuất phát từ đâu?

[Trả lời: Bác sĩ]
Liên cầu khuẩn đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Liên cầu khuẩn ở lợn (Streptococcus suis) có ít nhất 35 phân tuýp. Nhiều phân tuýp sống bình thường trên lợn mà không gây bệnh. Nhưng phổ biến nhất là phân tuýp 2 gây bệnh cho lợn và lây sang người.

Tại Việt Nam bệnh đã xuất hiện vài năm nhưng rải rác, số lượng bệnh nhân rất ít, chủ yếu nhập Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nó lại xuất hiện khá nhiều và chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Cũng từ đầu năm đến nay, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã điều trị cho 26 bệnh nhân bị mắc bệnh do nhiễm liên cầu lợn, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong.


[Hỏi: ]
Bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn sang người như thế nào?

[Trả lời: Bác sĩ]
Hiện nay Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp tìm hiểu cơ chế lây bệnh từ lợn sang người. Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có thể lây sang các loại gia súc khác như bò, cừu, dê, mèo, chó, hươu... Người dân cần hết sức cảnh giác khi tiếp xúc hoặc ăn thịt các loài gia súc nghi mắc bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.


[Hỏi: ]
Nếu chưa rõ cơ chế lây từ lợn sang người thì sao lại khẳng định những ca mắc bệnh liên cầu khuẩn vừa qua đều do tiếp xúc với lợn ốm (bệnh)?

[Trả lời: Bác sĩ]
Theo y văn thế giới, các trường hợp liên cầu khuẩn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm. Hạt nước bọt của con lợn ốm đã mang vi khuẩn, truyền bệnh cho người tiếp xúc với nó.

Tại Việt Nam, những trường hợp mắc gần đây đều tiếp xúc với lợn. Đó là bệnh nhân Ngô Xuân Long ở Ứng Hòa, Hà Tây chủ một lò mổ. Sau một lần mổ lợn, anh bị sốt cao sau đó vài ngày, rồi rơi vào tình trạng hôn mê và được chẩn đoán là viêm màng não do nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Sau 20 ngày điều trị, hiện sức khoẻ anh đã bình phục, tỉnh táo, hết sốt.


[Hỏi: ]
Thế nhưng có những trường hợp không tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm vẫn mắc?

[Trả lời: Bác sĩ]
Trong máu của lợn chứa liên cầu khuẩn nên việc ăn thịt lợn ốm cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ lây bệnh rất cao, đặc biệt là ăn tiết canh.

Đây là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp của lợn và có thể gây bệnh cho loài vật này. Bệnh lây từ lợn sang người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang bệnh hoặc thịt lợn bị nhiễm trùng chưa nấu chín. Khi đó liên cầu lợn xâm nhập qua các vết thương trên da hay niêm mạc của mũi, miệng.

Việt Nam đã xác định được 35 phân tuýp vi khuẩn liên cầu lợn, trong đó tuýp 2 là tuýp gây bệnh cho người (qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mắc bệnh).

Vi khuẩn liên cầu lợn có thể tìm thấy trong máu và dịch não tủy của người. Việc xác định người nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất khó vì dễ nhầm với bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn liên cầu lợn có thể sống 2 tuần trong các chất thải của lợn ngoài môi trường. Tuy nhiên, nó lại chết ở nhiệt độ cao hoặc trong chất sát khuẩn.

Người mắc liên cầu khuẩn có thể gây tử vong nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao. Qua số bệnh nhân nhập viện vừa qua cho thấy, ngoài 2 ca đã tử vong các bệnh nhân khác đều trong tình trạng nặng như nhiễm trùng huyết và viêm màng não.


[Hỏi: ]
Ngành Y tế có khuyến cáo gì với người dân?

[Trả lời: Bác sĩ]
Biểu hiện của lợn nhiễm liên cầu lợn không rõ ràng, rất giống với nhiều bệnh truyền nhiễm khác trên lợn nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Để xác định lợn có mắc Streptococcus suis hay không chủ yếu phải chẩn đoán trong phòng thí nghiệm bằng các chẩn đoán vi trùng học rất phức tạp.

Người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề thì không nên ăn vì đó chắc chắn là lợn mắc bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt lợn đã nấu chín, không nên ăn thịt tái hoặc sống vì khi đó vi khuẩn vẫn tồn tại trong thịt và có thể gây bệnh cho người. Người dân tuyệt đối không ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.

Khi có tiếp xúc lợn ốm phải có phương tiện bảo hộ gồm khẩu trang, ủng, găng tay. Sau khi tiếp xúc với lợn ốm, phải rửa tay sạch sẽ bẵng xà phòng. Khi mua thịt lợn, người tiêu dùng phải kiểm tra, lợn có nguồn gốc, có kiểm dịch thì mua.


[Hỏi: ]
Biểu hiện của người mắc bệnh như thế nào?

[Trả lời: Bác sĩ]
Bệnh nhân mắc nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, suy nội tạng, đau nhức bắp thịt, đau họng, nhiễm trùng và có thể hôn mê.


[Hỏi: ]
Bệnh liên cầu khuẩn có thể lây sang các súc vật khác không? Nguyên nhân vì sao?

[Trả lời: Bác sĩ]
Chó, mèo có thể lây bệnh liên cầu khuẩn từ lợn.

Nguyên nhân sâu xa vẫn là do chúng ta có hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng; trong khi hệ thống tự vệ như thú y, nhất là thú y cơ sở, lại mỏng, yếu. Viện Thú y cho biết cũng đã phối hợp với Viện Các bệnh Nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia ở cả miền Nam, miền Bắc tiến hành so sánh giữa chủng phân lập từ người và từ lợn xem chúng có phải là một hay không. Song song đó, sẽ nghiên cứu, sản xuất autovăc-xin cho lợn, đề phòng bệnh liên cầu khuẩn.

Viện Thú y khuyến cáo, người tiêu dùng tuyệt đối không được ăn tiết canh từ lợn và phải đeo găng tay bảo vệ khi giết mổ gia súc vì liên cầu lợn lây lan trực tiếp, rất nhanh.

Khảo sát của Cục Thú y cho thấy, bệnh nhân mắc liên cầu lợn ở Hà Tây đã ăn tiết canh rất nhiều, tới 16-17 lần một tháng. Sau khi ra viện vì mắc viêm màng não có mủ, bệnh nhân vẫn bị ù tai, mờ mắt. Đã có 22 người nhập viện vì bệnh này, hai trong số đó là đã tử vong là P.V.Đ, 48 tuổi (Hà Nam) và L.V.L, 57 tuổi (Hà Tây) do nhiễm khuẩn huyết tối cấp. Người mắc bệnh thường cao tuổi, có sức đề kháng yếu, lại tiếp xúc với con lợn trong một thời gian dài.


[Hỏi: ]
Có thể phòng ngừa trên gia súc không?

[Trả lời: Bác sĩ]
Sẽ xem lại việc tiêm phòng văc-xin gia cầm.

Trong khi dịch trên gia súc diễn biến phức tạp thì cúm gia cầm đang dần được khống chế. Hiện dịch chỉ "chiếm đóng" địa bàn 4 tỉnh là Điện Biên, Đồng Tháp, Quảng Bình và Ninh Bình. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận xét, nguy hiểm nhất là Điện Biên và Đồng Tháp khi cả hai tỉnh này chưa dập được dịch. Thông báo mới nhất của Cục Thú y, gia cầm tiếp tục chết rải rác trên địa bàn xã Thanh Luông, huyện Điện Biên; phường Nam Thanh, Him Lam thuộc TP. Điện Biên Phủ.

Đến nay, tổng số gia cầm bị tiêu hủy tại Điện Biên từ khi có dịch là 13.262 gia cầm.

"Thời điểm này là là hợp lý để chúng ta rà soát, điều chỉnh lại các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm. Cần có một biện pháp căn cơ để tránh dịch hết bùng phát ở tỉnh này, dập được rồi lại thấy xuất hiện ở nơi khác. Cũng cần xem xét lại chiến dịch tiêm phòng, liệu có cần thiết nữa hay không? Boä NNNT cho raèng tiêm phòng văc-xin vẫn có hiệu quả nhưng phải quản lý chăn nuôi tốt hơn"

Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ (Cục Thú y) cũng thông báo, kết quả công cường độc và giải trình tự gen 9 virus gia cầm Việt Nam tại Trung Quốc cho thấy, sự tương đồng về virus đợt dịch cuối 2006 so với đợt dịch năm 2007 đã giảm dần.

"Nếu sự biến đổi trình tự gen giảm xuống dưới 85% thì chúng ta cần phải xem xét lại việc tiêm phòng hiện nay", Cục Thú y kiến nghị.

Cục Thú y cho biết, cuối tuần này, Cục sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, các nhà khoa học tổ chức Hội thảo đánh giá công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và các giải pháp phòng chống dịch trong giai đoạn tới, trước khi báo cáo lên Bộ NNNT.


[Hỏi: ]
Bệnh liên cầu khuẩn lợn có để lại di chứng không và vì sao?

[Trả lời: Bác sĩ]
Người mắc liên cầu khuẩn lợn dễ bị di chứng nặng nề sau khi khỏi bệnh.

Lý giải điều này, là vi khuẩn ở trong đại thực bào đã xâm nhập vào dịch não tuỷ, theo cơ chế `nội công`. Bệnh nhân bị điếc do vi khuẩn xâm nhập từ bề mặt dưới lưới nhện vào phần dịch ở chỗ phân cách màng và xương búa của tai trong.

Lợn nhiễm khuẩn không thể hiện lâm sàng, khi đưa vào lò giết mổ là nguồn lây nhiễm tiềm tàng cho công nhân giết mổ. Đáng lưu ý, những người xử lý nội tạng, cắt bỏ phổi và thanh quản có nguy cơ cao hơn so với công nhân giết mổ khác.

Trong các đàn lợn nhiễm bệnh ở New Zealand, 100% lợn mang trùng. Việc lây nhiễm Str. suis type 2 có thể là một trong những vi khuẩn lây bệnh cho người cao nhất ở nước này, mặc dù rất ít khi bệnh có biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, hàng năm, khi xét nghiệm đã phát hiện kháng thể ở công nhân chăn nuôi lợn khoảng 28%.




Theo hoiyhoctphcm
Về Đầu Trang Go down
 
Hỏi đáp về bệnh liên cầu khuẩn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bệnh cúm
» bài giảng bệnh học sản khoa
» 7 công dụng chữa bệnh của đậu đen
» Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết
» Báo động bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm quay trở lại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Y Tế Cộng Đồng :: Hỏi và Đáp-
Chuyển đến