Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
ThanhKhoa
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
tuquynh
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
Admin
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
qwerty68
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
kimerajamm
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
lavivi
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
moonlight172
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
chuongtk
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
gianggiangonline
“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_lcap“SƯ CHÍNH TRỊ” Voting_bar“SƯ CHÍNH TRỊ” Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
“SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
“SƯ CHÍNH TRỊ” Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 15 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 15 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 “SƯ CHÍNH TRỊ”

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức “SƯ CHÍNH TRỊ” 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương “SƯ CHÍNH TRỊ” Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

“SƯ CHÍNH TRỊ” Empty
Bài gửiTiêu đề: “SƯ CHÍNH TRỊ”   “SƯ CHÍNH TRỊ” Icon_minitimeSun Apr 18, 2010 8:01 am

“SƯ CHÍNH TRỊ”

của MARK MOYAR

Trần Chung Ngọc


Gửi bài này cho bạn bè 19 tháng 10, 2007





Trong bài viết về cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar mà Minh Võ và Tôn Thất Thiện coi như là một cuốn “thánh thư”, tôi đã viết: “Trần Hải đã dịch một bài hoàn toàn có tính cách xuyên tạc cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963 trên Tiếng Nói Giáo Dân, bài “Các nhà sư làm chính trị: Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt Nam” (Political Monks: The Militant Buddhist Movement During the Vietnam War.) của Mark Moyar. Bài này chứng tỏ Mark Moyar có một hiểu biết rất giới hạn và sai lạc về Phật Giáo Việt Nam và về tình hình chính trị thời 1963 và sau đó, và đưa ra một tài liệu như sau:

David Kane viết ngày 3 tháng 5, 2007:

Vì tò mò tôi đi tìm hiểu những gì về tác phẩm đã xuất bản của Moyar. Chỉ có một bài điểm bài “Các nhà sư làm chính trị: Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt Nam” (Political Monks: The Militant Buddhist Movement During the Vietnam War.) của Mark Moyar ở trên Web of Science, và bài”Sư Chính Trị..” này chưa từng được kể đến lần nào.

(Because I was curious, I checked out Moyar's publication record.

He has one peer reviewed article listed in Web of Science ("Political monks: The militant Buddhist movement during the Vietnam war." Modern Asian Studies 38: 749-784 Part 4 OCT 2004), which has been cited zero times.)

Vào Internet, search Mark Moyar chỉ thấy một Abstract về bài Political Monks, còn phần lớn bàn về cuốn Triumph Forsaken và ít hơn về cuốn “Phoenix and the Birds of Prey…” . Điều này cho thấy, bài “Sư Chính Trị..” (Political Monks…) của Mark Moyar nói riêng, những tác phẩm của Mark Moyar nói chung, không có giá trị gì mấy như tôi đã chứng minh trong bài phê bình cuốn Triumph Forsaken. Thật vậy, riêng về bài “Sư Chính Trị..”, chỉ cần đọc phần Abstract chúng ta cũng đủ thấy cái hiểu của Mark Moyar về Phật Giáo và chính trị Việt Nam trong phong trào tranh đấu Phật Giáo ở miền Nam là một con số không vĩ đại.

Nội dung bài “Sư Chính Trị..” không ngoài việc lập lại những luận điệu tuyên truyền của Mỹ và tay sai trong thế lực đen để biện minh cho kế hoạch đổ quân xâm lăng vào Nam Việt Nam vào năm 1965, thí dụ như đổ tội cho Phật Giáo là phong trào Phật tử xuống đường tranh đấu là nguyên nhân chính yếu gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam v..v.. sau khi chế độ Diệm sụp đổ, với những điều rất hoang đường như: Thượng Tọa Thích Trí Quang là Việt Cộng, ra lệnh cho Phật tử tìm hậu thuẫn của Việt Cộng để chống Diệm, Phật Giáo chỉ là một thiểu số không đại diện cho ai, phong trào tranh đấu Phật Giáo đi ra ngoài đặc tính tâm linh của Phật Giáo, những vị lãnh đạo Phật Giáo mưu đồ nắm quyền chính trị v.. v... Chúng ta sẽ lần lượt xét những nhận định sai lạc và rất kém cỏi của Mark Moyar về tình hình chính trị ở Nam Việt Nam sau khi chế độ Diệm sụp đổ.

Thật ra thì bài “Sư Chính Trị..” không có gì đáng để phê bình, vì phê bình một bài viết quá tệ, đầy thiên kiến lỗi thời, và quá thấp kém về hiểu biết thì quả là chuyện mất thì giờ vô ích.. Nhưng Trần Hải đã dịch và đưa lên vài trang nhà của Công Giáo những luận điệu quen thuộc mà một số trí thức Công Giáo vẫn thường ra công đưa lên để xuyên tạc chống Phật Giáo, xuyên tạc đổ tội cho Phật Giáo để chạy tội cho hai chế độ Công Giáo Ngô Đình Diệm và Diệm không Diệm của Nguyễn Văn Thiệu mà chính vì cái bản chất Công Giáo và những hệ lụy của nó, đã làm cho “mất nước”. Vậy thì tôi cũng chẳng ngại mất thì giờ mà điểm qua vài điểm láo lếu trong bài của Mark Moyar, chẳng phải để phê bình Mark Moyar, mà chỉ để chứng tỏ cho Trần Hải cũng như những trang nhà như Đàn Chim Việt, Tiếng Nói Giáo Dân, Vietcatholic đã đăng bài dịch của Trần Hải là họ hơi đần vì đã khai thác một bản văn rất thấp kém và sai lạc về lịch sử Việt Nam. Đồng thời tôi cũng muốn luận về quan niệm “Sư Chính Trị” trong Phật Giáo mà những người ngoại đạo hay trí thức dỏm như Mark Moyar cho rằng đi ra ngoài đặc tính tâm linh của Phật Giáo. Có thể đây là một bài học ngắn cho họ về một sắc thái đặc biệt của Phật Giáo.

Trước hết, chúng ta hãy điểm qua phần tóm lược nội dung bài “Sư Chính Trị..” của Mark Moyar:

Tóm lược: Bản dịch của Trần Hải: Từ tháng Mười Một năm 1963 đến tháng Bảy năm 1965, phong trào Phật tử xuống đường tranh đấu là nguyên nhân chính yếu gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam. Trong khi các Phật tử xuống đường phát biểu rằng họ đại diện cho đông đảo quần chúng Phật tử và chỉ tranh đấu cho tự do tôn giáo, thực chất họ chỉ gồm một thiểu số nhỏ, không mang tính đại diện, đang tìm cách gây ảnh hưởng về chính trị. Khai thác triệt để những âm mưu đen tối và bạo loạn quần chúng để khuynh đảo chính quyền, những Phật tử cực đoan đã tiến hành một hình thức sinh hoạt chính trị trái với truyền thống Phật giáo Việt Nam. Có bằng chứng cho thấy một số Phật tử trong phong trào này làm việc cho cộng sản Việt Nam.

[Abstract: From November 1963 to July 1965, the militant Buddhist movement was the primary cause of political instability in South Vietnam. While the militant Buddhists maintained that they represented the Buddhist masses and were fighting merely for religious freedom, they actually constituted a small and unrepresentative minority that was attempting to gain political dominance. Relying extensively on Byzantine intrigue and mob violence to manipulate the government, the militant Buddhists practiced a form of political activism that was inconsistent with traditional Vietnamese Buddhism. The evidence also suggests that some of the militant Buddhist leaders were agents of the Vietnamese Communists.]

Phần tóm lược ở trên cho thấy nội dung bài “Sư Chính Trị” của Mark Moyar qui tụ vào 4 điểm chính. “Phật tử” ở đây chúng ta nên hiểu là gồm các bậc lãnh đạo trong Phật Giáo và các tín đồ Phật Giáo bình thường, như Mark Moyar đã viết rõ trong bài, đặc biệt về Thượng Tọa Thích Trí Quang mà Mark Moyar cho là Cộng Sản.

1. Phật tử tranh đấu là nguyên nhân chính yếu gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam.

2. Phật tử tranh đấu chỉ gồm một thiểu số nhỏ, không mang tính đại diện.

3. Những Phật tử cực đoan đã tiến hành một hình thức sinh hoạt chính trị trái với truyền thống Phật giáo Việt Nam.

4. Một số Phật tử trong phong trào này làm việc cho cộng sản Việt Nam.

Bây giờ, chúng ta hãy đi vào từng điểm trên một để thấy trình độ hiểu biết của Mark Moyar về cuộc chiến và tình hình chính trị ở Việt Nam mấy năm sau sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm là như thế nào.

Có thật Phật tử tranh đấu là nguyên nhân chính yếu gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam?


Sau khi chế độ Diệm sụp đổ thì ai cũng biết có nhiều cuộc xáo trộn trong chính quyền, trong xã hội, sinh viên học sinh biểu tình liên miên, xung đột giới hạn và ngắn ngủi giữa dân chúng hai phe Lương, Giáo (Lương là những người phi-Công Giáo chứ không chỉ là Phật tử) ở một số địa phương vì những thù hận hiềm khích cá nhân.

Lẽ dĩ nhiên, Mark Moyar không hề nhắc đến chuyện linh mục Hoàng Quỳnh nhiều lần dẫn giáo dân vác gậy gộc về biểu tình làm loạn ở Saigon với khẩu hiệu “Thà mất nước chẳng thà mất Chúa”, hay kéo đến biểu tình làm loạn trước Bộ Tổng Tham Mưu đến độ binh sĩ phải nổ súng giải tán làm thiệt mạng một vài người. Tài liệu trong cuốn “1945-1964: Việc Từng Ngày” của Đoàn Thêm, trang 393, có ghi:

“7-6-1964.- 29 họ đạo Hố Nai và các vùng phụ cận Saigon, cùng hàng vạn (10000) giáo dân Đô Thành, biểu tình tại Công Trường Lam Sơn. Các biểu ngữ đáng chú ý: “Lột mặt nạ bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp công giáo”; “mị dân là phản bội dân chủ”; “Ủng hộ cuộc tranh đấu công giáo miền Trung” v.. v..”

“15-6-1964.- Vài vạn giáo dân biểu tình ở Huế, cũng như ở Saigon ngày 7/6 vừa qua” (Ibid. trang 394)

Những cuộc biểu tình của giáo dân như vậy có gây ra bất ổn chính trị hay không? Nhưng vấn đề chính ở đây là Mark Moyar không hiểu rằng cuộc tranh đấu trong thời kỳ hậu Diệm không chỉ là cuộc tranh đấu của Phật Giáo mà hầu như là của toàn dân, nhất là giới sinh viên trẻ, sinh viên các đại học Khoa Học, Văn Khoa, Y, Dược và cả các học sinh Trung Học, cùng quân nhân, thường dân, tranh đấu cho hòa bình, chống độc tài quân phiệt, và chống cuộc xâm lăng của Mỹ với những chính sách tàn bạo, tàn sát thường dân vô tội của guồng máy quân sự Mỹ v..v.., khác hẳn với cuộc tranh đấu chống mưu toan của Diệm kỳ thị tôn giáo, muốn tiêu diệt các tôn giáo khác để Công giáo hóa miền Nam. Và cũng lẽ dĩ nhiên, nguyên nhân chính yếu gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam là vì chính sách can thiệp “toàn quyền” của Mỹ vào Nam Việt Nam, dung dưỡng quyền lực của giới quân phiệt bất tài cai trị nước, làm cho miền Nam mất chính nghĩa, người dân không còn tin tưởng vào chính quyền.

Thật vậy, trong những năm 1966-1967, Trung Tá Trần Văn Kha [Giải ngũ năm 1974 với cấp bậc Đại Tá và Bảo Quốc Huân Chương Đệ Nhũ Đẳng], nhân danh là Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, đã viết một loạt thư tràn đầy lòng yêu nước, đăng trên báo chí và Đài Phát Thanh, vạch ra chính sách sai lầm của Mỹ và sự bất tài của những người cầm đầu trong chính quyền, đặc biệt là sự gian lận bầu cử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Thư Ngỏ Gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Mỹ” ngày 20/5/1966; “Bức Thư Ngỏ Gửi Liên Danh Ứng Cử Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ” ngày 16/8/ 1967. Nhưng đặc biệt là bức thư gửi “Toàn Quyền” Bunker: “Bức Thư Ngỏ Gửi Ông Ellsworth Bunker, Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam” ngày 7/10/1967 [đã được dịch sang tiếng Mỹ và gửi cho ông Bunker] trong đó tác giả đã phân tích kỹ sự bất ổn chính trị ở Nam Việt Nam. Đoạn kết trong bức thư có thể coi như là cảnh báo một tiên đoán về kết quả cuộc chiến cho Mỹ như sau (Trần Văn Kha, Tranh Đấu, Tác Giả Xuất Bản, 1987, trang 63):

“Cuối cùng chúng tôi xin đệ trình ông Đại Sứ, ý kiến của một vị tướng đã từng “bách Chiến, Bách Thắng”, Napoléon:

“Ở trên đời này chỉ có hai sức mạnh:

“Lưỡi kiếm và tinh thần
“Cuối cùng, lưỡi kiếm bao giờ cũng bị tinh thần đánh bại.

(Il n’y a dans le monde que deux puissances:

(Le sabre et l’esprit

(À la longue, le sabre est toujours vaincu par l’esprit.

Nếu lời nói của Napoléon mà đúng, thì thưa ông Đại Sứ, người Mỹ chưa chắc đã thoát khỏi sa lầy ở Việt Nam, vì bom đạn có thể giết chết nhiều người, nhưng nó không phải là thứ khí giới hữu hiệu để tiêu diệt tinh thần [ái quốc của người dân Việt. TCN]

Ước mong rằng những lời chân thành của người dân Việt bé nhỏ, được ông Đại Sứ lưu ý.

Xin trân trọng kính chào ông Đại Sứ.

Lời cảnh báo trên có tính cách tiên đoán trên đã trở thành sự thật.

Do đó cuộc tranh đấu sau 1963 không phải là cuộc tranh đấu của Phật tử, mà là của toàn dân, gồm cả một số người Công giáo cấp tiến vì một viễn tượng đen tối trong chính sách can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. Mark Moyar có biết đến những điều này không. Và riêng về Phật Giáo, viết về phong trào tranh đấu Phật Giáo 1963-1965 mà không biết đến cuốn “Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1963-1966” , Văn Nghệ Pub., 2002, của Quán Như Phạm Văn Minh, thì quả thật là một thiếu sót đáng kể. Mỹ đã mở cả một chiến dịch xuyên tạc phong trào Phật Giáo và quần chúng chủ trương tranh đấu cho hòa bình, cho một Việt Nam trung lập, là có bàn tay của Cộng Sản để thực hiện cuộc xâm lăng quân sự vào Việt Nam năm 1965. Ngày 1 tháng 5, 1966, gần 100000 người biểu tình trước Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon trương biểu ngữ và hô khẩu hiệu “US Go Home”. Phong trào bài Mỹ lan tới các thành phồ lớn như Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt v..v.. Quân đội quân đoàn I cũng ngả về phía Phật Giáo và quần chúng tranh đấu.. Tất nhiên, cuộc đàn áp Phật Giáo miền Trung của Thiệu và Kỳ phải xảy ra nếu Mỹ muốn thực hiện cuộc xâm lăng quân sự vào Việt Nam và duy trì sự hiện diện ở Việt Nam.. Đây là những sự kiện lịch sử rất rõ ràng, nhưng với bài “Sư Chính Trị..” , Mark Moyar đã tự chứng tỏ mình là một “cán bộ tuyên truyền hạng bét”, và lẽ dĩ nhiên cũng được những “trí thức Công giáo mít hạng bét” đưa lên “các trang nhà hạng bét” ca tụng.

Phật tử tranh đấu chỉ gồm một thiểu số nhỏ, không mang tính đại diện. Nam Việt Nam trong thế kỷ hai mươi thường bị gọi nhầm là một đất nước Phật giáo. Trong một đất nước với 15 trrệu dân, có khoảng 3 đến 4 triệu Phật tử và trong số này chỉ khoảng một nửa thực sự hành đạo.


Nếu muốn nói về những con số thì đã có nhiều công cuộc nghiên cứu của các học giả ngoại quốc, và nghiên cứu đáng tin cậy là của Asia Foundation, một tổ chức đã từng nghiên cứu kỹ về Việt Nam.



Trong bài tường trình về Cuộc Khủng Khoảng Phật Giáo ở Việt Nam (Buddhism Crisis in Vietnam, trên tờ The New York Times ngày 11 tháng 9, 1963, một bài được giải Pulitzer, David Halberstam viết như sau:



Người Mỹ, bận rộn với cuộc chiến tranh du kích, lý do để vào Việt Nam, hiếm khi nhìn thấy những bằng chứng về sự kỳ thị tôn giáo. Ngay cả những người ngoại quốc nhạy cảm với chính trị cũng không có mấy tiếp xúc với các Phật tử. Tuy nhiên, hầu hết người Mỹ đều biết rằng, Việt Nam là một quốc gia phần lớn là Phật Giáo. Tổ Chức Á Châu, một tổ chức bất vụ lợi của Mỹ đã nghiên cứu khá nhiều về quốc gia này, ước tính là có 10 hay 11 trong số 14.5 triệu người dân Nam Việt Nam cho mình là Phật tử [nghĩa là khoảng 76%]. Trong số này, 5 hay 6 triệu thực sự hành đạo. Phần còn lại, đặc biệt là những người nghèo và nông dân, thiên về thờ cúng tổ tiên hơn, nhưng vẫn cho mình là Phật tử.

[Americans, preoccupied with the guerrilla war, their reason for being in Vietnam, had rarely seen evidence of Religious discrimination. Even politically alert foreigners had had little contact with the Buddhists. Yet, as most Americans knew, Vietnam is a predominantly Buddhist country. The Asia Foundation, a nonprofit American group that has devoted considerable research to the country, estimates that ten or eleven million of South Vietnam's 14.5 million people consider themselves Buddhists. Of these, five or six million are practicing Buddhists. The rest, particularly the poor and the peasants, are closer to simple ancestor worshipers, but their sects profess Buddhism.]

Ước tính của Asia Foundation mới chỉ dựa theo bề mặt của xã hội Nam Việt Nam chứ chưa đi sâu vào nền tảng văn hóa, lịch sử và ảnh hưởng của Phật Giáo ở Việt Nam. Ảnh hưởng của Phật Giáo bàng bạc trong khắp khía cạnh sinh hoạt của xã hội Việt Nam, từ những câu ca dao, điệu hát Chầu Văn v..v.. cho đến những Lễ Hội dân gian khắp nước. Do đó, số người thực sự theo Phật Giáo có thể lớn hơn nhiều. Số người theo Phật Giáo không thể xác định bằng một con số, vì Phật Giáo không có nghi thức tương tự như nghi thức “rửa cái tội không hề có” của Công giáo để đếm đầu tín đồ. Quy y Tam Bảo chỉ là một hình thức tự nguyện và vô số Phật tử chưa bao giờ quy y, cũng chẳng đi lễ Chùa hàng tuần hay hàng tháng, hay bị bó buộc trong bất cứ một luật lệ nào, ngoại trừ tự nguyện giữ 5 giới căn bản của Phật Giáo. Cho nên chỉ có Mark Moyar là nhầm chứ thực sự chẳng có ai nhầm cả, vì Nam Việt Nam vẫn là một đất nước Phật Giáo, theo nghĩa Phật Giáo chiếm tuyệt đại đa số, nếu không thì Phật Giáo không thể lãnh đạo cuộc tranh đấu Phật Giáo đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài, tôn giáo trị, gia đình trị Ngô Đình Diệm, tất cả đều xa lạ với nền văn hóa truyền thống của Việt Nam.



Trong cuốn The Lost Crusade: America In Vietnam, Chester L. Cooper viết rõ hơn, trang 210:



Con số chính xác những Phật tử ở Việt Nam hành đạo đối với những Phật tử trên danh nghĩa, luôn luôn không biết được một cách chắc chắn, nhưng ngay cả lấy con số thấp nhất, con số này vẫn cao hơn số tín đồ Công giáo nhiều. Một ước tính có vẻ hợp lý là Công giáo chiếm khoảng 10% dân số ở miền Nam và số Phật tử trên danh nghĩa là trong khoảng từ 70 đến 80%.

(The actual number of practicing, as opposed to nominal, Buddhists in Vietnam has always been uncertain, but even the lowest accepted number was still much higher than the Catholic population. One estimate that seems reasonable is that South Vietnamese Catholics comprised about 10 percent of the population and the nominal Buddhists between 70 and 80 percent.)



Một tài liệu khác trong cuốn Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 của Giáo Sư Vũ Văn Mẫu, Ngoại Trưởng trong chính quyền Ngô Đình Diệm, trang 25, viết như sau:



Cuộc đàn áp tàn bạo Phật Giáo trong đêm 20/8/1963 đã làm cho ngọn lửa đấu tranh của Phật Giáo bừng lên cao trong lòng toàn thể Phật tử vốn chiếm 80% dân số như chính Ngô Đình Diệm đã xác nhận.



Trong cuốn Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 của Giáo Sư Vũ Văn Mẫu có nhiều đoạn nói về tỷ lệ Phật tử trên dân số ở Việt Nam như trên, khoảng 80%. Và trong nhiều tài liệu của các học giả Tây phương nghiên cứu về Phật Giáo ở Việt Nam, và ngay cả chính quyền Mỹ cũng công nhận là ở Nam Việt Nam, tỷ lệ Phật Giáo cũng quanh quẩn trên con số 80% trên. Đó là về vấn đề tài liệu, còn trên thực tế thì Phật Giáo không mấy quan tâm đến con số tín đồ vì Phật Giáo biết rằng văn hóa Phật Giáo đã thấm vào lòng dân tộc như nước thấm vào lòng đất. Điều này chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của Phật Giáo trong mọi mặt của văn hóa dân tộc. Thật vậy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có một nhận định rất đúng trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo VietTimes nhân dịp Thiền Sư “đã về, đã tới” Việt Nam:

“Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng tới Phật giáo và Phật giáo ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Trong thời đại Lý, Trần, đạo Phật đã đóng góp nhiều cho sự dựng nước và làm cho nước mạnh. Cố nhiên là khi nhìn vào đạo Phật Việt Nam mình thấy được cái văn hóa Việt Nam. Mình thấy được hình thức, kiến thức âm nhạc, nghi lễ thực tập có tính Việt Nam. Đạo Phật là một yếu tố rất căn bản trong việc xây dựng nền tảng của văn hoá Việt. Những người không tự nhận mình là phật tử cũng có những chất liệu Phật giáo ở trong máu huyết của họ. Đôi khi trên phương diện tư duy, họ nghĩ họ không dính đến đạo Phật nhưng kỳ thực con người của họ được làm bằng rất nhiều những chất liệu của nền văn hoá Phật giáo. Vì cha ông mình đã như vậy rồi thì mình tiếp nhận cái đó một cách rất trực tiếp, tự nhiên.”

Ngoài ra, về phương diện lịch sử truyền đạo và giáo lý, không còn nghi ngờ gì nữa, Phật Pháp đúng là Chánh Pháp. Mà Chánh Pháp là Chánh Pháp, không phải vì ít tín đồ mà Chánh Pháp không còn là Chánh Pháp, và không phải vì có nhiều tín đồ mà Tà Pháp trở thành Chánh Pháp. Mark Moyar không hiểu được điều này cho nên đã cố ý hạ thấp số tín đồ Phật Giáo, coi đó như là một sự yếu kém của Phật Giáo.

Cuộc tranh đấu của Phật Giáo trái với truyền thống Phật giáo Việt Nam. Trước cuộc bạo động Phật giáo năm 1963, giới sư sãi Việt nam hiếm khi chủ động tham gia chính sự quốc gia. Họ và Phật tử dùng tôn giáo của mình để giải quyết những vấn đề tâm linh nội tại, không quan tâm đến việc trần thế của chính quyền.
Viết như trên, Mark Moyar đã chứng tỏ là ông ta mù tịt về Phật Giáo Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam, vì gắn liền với dân tộc nên chưa bao giờ xa rời chính trị, chính trị cứu nước và xây dựng nước. Các Thiền sư đạo hạnh khi xưa, nhiều vị đã là Quốc Sư, tham gia chánh sự để bàn việc nước, nhưng không tham gia chánh quyền để cai trị nước. Và các Phật tử thông thường cũng thấy bổn phận đối với quốc dân, dân tộc lớn hơn và đặt trước bổn phận đối với Phật Giáo. Thật vậy, trong Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Văn Hóa Phật Giáo Lần Thứ Nhất, 1974, Thượng Tọa Thích Mãn Giác, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa, có phát biểu:



…Bằng vào những kinh nghiệm lịch sử và dựa theo tiêu chuẩn hiệu dụng tương đối mà xét thì có lẽ không ai lại có thể phủ nhận rằng Phật Giáo Việt Nam đã có thời là giải pháp khả quan nhứt để đấu tranh lập quốc Ngô, Đinh, Lê, và kinh nghiệm củng cố phát huy độc lập Lý, Trần là những thực chứng về hiệu năng của giải pháp Phật Giáo đối với nhân loại và công dân. Những thành công lịch sử từng là hoạt lực và niềm tự hào cho mọi người Việt Nam yêu nước đó đã cho thấy bí quyết hiệu dụng của giải pháp Phật Giáo chính là khả năng hóa giải của Phật Giáo vậy. Hóa giải những căng thẳng và xung khắc giữa quốc tế và quốc gia, cá nhân và xã hội, tư lợi và công ích, bản năng và trí tuệ, tiến bộ và thoái hóa. Không có được khả năng hóa giải ấy thì Phật Giáo đã không thể là yếu tố chủ động trong việc tạo dựng quốc gia thành một thế lực thuần nhất về mặt tâm linh và hiệp ý về mặt xã hội để khả dĩ đương cự hữu hiệu những phong ba bão tố từ ngoài liên tiếp ào ạt thổi đến.

Nhắc lại kinh nghiệm Lý, Trần, không có nghĩa là chủ trương phải đẩy Việt Nam lùi lại thời kỳ đó. Nhắc lại kinh nghiệm Lý, Trần cũng không có nghĩa là che đậy một tham vọng độc tôn, độc quyền tín ngưỡng. Nhắc lại thời đại Lý, Trần chỉ là để suy nghiệm lại một bài học lịch sử, và từ đó rút ra những ưu điểm thường hằng, nếu không có thể làm căn bản thì ít ra cũng có tác dụng dẫn khởi cho việc tựu thành một giải pháp hữu hiệu khả dĩ đưa dân tộc ra khỏi những quay cuồng sân hận, oán thù, ly tán kéo dài đã hơn một phần tư thế kỷ nay.

…Trong lịch sử của dân tộc này, Phật Giáo đã có những thời vàng son thịnh đạt, nhưng chưa bao giờ Phật Giáo tồn tại như một quyền lực thế trị và độc trị. Trong những thành đạt lịch sử cao nhất, có thể đem lại cho tôn giáo và tín hữu của mình những đặc ưu, đặc quyền to tát nhất, nhưng Phật Giáo trước sau vẫn tồn tại với quần chúng, với triều đình, hay chính quyền quốc gia như một thế lực văn hóa mà thôi. Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, chỉ có những nhà Vua bỏ triều đình đi làm Sư chứ chưa hề có một trường hợp ngược lại, chỉ có những Phật tử xả thân cứu nước chứ chưa hề có những Phật tử vì quyền lợi cá nhân, đồng đạo hay tôn giáo mình mà hy sinh quyền lợi của quốc gia , dân tộc.

Còn đây là nhận định của Phật tử Hoàng Nguyên Nhuận:

“Trong quan hệ với quyền lực thế trị, Phật Giáo trước sau chỉ có thể là ông Thầy hay gương sáng đạo đức và kẻ trọng tài về các chính sách được nhà nước đem ra thực hiện. Theo Phật không phải là đi ngược con đường Phật đã đi, và con đường Phật đi là con đường từ bỏ quyền lực thế trị để làm Thầy, chứ không tranh bá đồ vương. Phật không phải là Vua của các vua [Thần học Ki-Tô-Giáo tôn Jesus lên làm Vua của các Vua (King of Kings)]. Phật là Thầy của các vua.”

Một số Phật tử trong phong trào này làm việc cho cộng sản Việt Nam. Đặc biệt Mark Moyar viết về TT Thích Trí Quang như sau: Từ đầu, nhiều quan sát viên Việt Nam đã tố cáo Trí Quang là một điệp viên cộng sản. Nói chung, các chứng cớ cũng cho thấy quan điểm này là đúng, cho dù không có bằng chứng tuyệt đối. Sinh ra ở miền Bắc [??], Trí Quang đã phục vụ cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến Pháp-Việt. Anh của Trí Quang là một quan chức trong chính quyền Bắc Việt, một sự thật được chính Trí Quang xác nhận. Trong tháng Sáu năm 1963, Trí Quang thúc đẩy các Phật tử tìm kiếm hậu thuẫn từ phía Việt cộng để chống lại chính quyền của Diệm.
Chúng ta thấy, viết như trên, Moyar đã tỏ rõ kiến thức của mình thật là hời hợt, phiến diện nếu không muốn nói là kém cỏi đến độ khó tưởng. Điều này không lấy gì làm lạ, vì Mark Moyar có biết gì về Việt Nam đâu. Ông ta chỉ lục lọi tài liệu rồi chọn ra những tài liệu tuyên truyền cũ kỹ của Mỹ, phù hợp với chủ đích của mình là biện hộ cho cuộc xâm lăng Nam Việt Nam của Mỹ bằng cách hạ thấp và xuyên tạc mục đích tranh đấu của Phật Giáo cùng qui tội cho Phật Giáo là cộng sản. Nhưng về phương diện lý luận thì dù cho một số người Phật Giáo theo Cộng sản hay thân Cộng sản cũng đâu có phải là vấn đề gì. Bởi lẽ, trong thời chiến, đa số người dân Việt Nam cho rằng Cộng sản là những người yêu nước, có chính nghĩa, đã đánh bại thực dân Pháp giành lại độc lập và chủ quyền cho Việt Nam, và chính quyền miền Nam chỉ là tay sai của Mỹ như một số nhân vật cao cấp của VNCH khi xưa đã thú nhận, và như một số tài liệu của Mỹ đã chứng tỏ. Nếu không thì làm sao Cộng sản có thể thắng được ở miền Nam trong khi lực lượng quân sự của Cộng sản thua kém Mỹ và VNCH rất nhiều. Nếu không phải là người dân miền Nam đã bao che cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) thì làm sao MTGPMN có thể tổ chức được cuộc tấn công Tết Mậu Thân và những trận công đồn đả viện khác? Vậy thì những lời thuộc loại “tố cộng” của thời Ngô Đình Diệm của Mark Moyar chẳng qua chỉ là những quy kết xuẩn động đã lỗi thời, không có một chút giá trị nào trong lãnh vực học thuật và không thể thuyết phục được người Việt trừ những người thuộc những tập đoàn chống Cộng cực đoan hay chống Cộng cho Chúa. Mark Moyar mù tịt về tinh thần Phật Giáo trong lòng dân tộc Việt Nam và phong trào Phật Giáo Dấn Thân, rất phù hợp với truyền thống Phật Giáo và truyền thống dân tộc.

Thật ra thì Mark Moyar chẳng qua chỉ lập lại những luận điệu cũ kỹ của bộ máy tuyên truyền Mỹ trước kia trong cuộc chiến. Đúng vậy, trong cuốn “Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1963-1966” , Văn Nghệ Pub., 2002, tác giả Quán Như Phạm Văn Minh viết, trang 365-366:

Thay vì tìm hiểu giá trị đạo đức và tâm lý của các Phật tử, guồng máy tuyên truyền Mỹ đã mở cuộc tấn công toàn bộ vào giới lãnh đạo Phật Giáo và những động cơ hoạt động của họ. Người Mỹ thường đặt vấn đề về sự chính đáng của những hoạt động pha trộn những vấn đề tôn giáo và chính trị, không biết rằng chủ trương nhập thế dấn thân của Phật Giáo đã từ lâu không còn tin vào mẫu mực thu mình phó mặc cho thế sự của Phật Giáo. Người Mỹ phí nhiều thì giờ để bôi nhọ cá nhân các vị lãnh đạo Phật Giáo, lên án các Sư Tăng dùng những phương pháp bạo tàn và vận động tín đồ theo đuổi quyền lực. Họ cũng còn ngụ ý là những vị lãnh đạo Phật Giáo vô ơn trước sự viện trợ lớn lao của Mỹ và cản trở những nỗ lực của miền Nam để chiến thắng Cộng sản. Một số những người Ca-Tô cực đoan còn đi xa hơn nữa, lên án Phong Trào Phật Giáo là đồng lõa với Cộng Sản.

(Instead of trying to understand the ethical and psychological value of the Buddhists, the American propaganda machine launched and all out attack on the Buddhist leadership and their motives. The Americans often questioned the validity of mixing religious and political affairs, not knowing that the withdrawal model of Buddhism had been discredited in the eyes of engaged Buddhists a long time ago. The Americans wasted much of their time engaging in character assassination of the leading monks, accusing the monks of using violent means and manipulating the faithful to seek power. They also implied that the Buddhists leaders were ungrateful in view of massive aid from the United States and that the Buddhist movement hindered the efforts of the South Vietnamese to win the war. Some Catholic extremists went to extra lengths to accuse the Buddhist Movement of being an accomplice of the Communists.)

Chúng ta thấy ngay những luận điệu của Mark Moyar 40 năm sau có khác gì những luận điệu cả vú lấp miệng em trong guồng máy tuyên truyền của Mỹ và tay sai trong thế lực đen xưa kia đâu. Nhưng thật ra Phật Giáo nói chung, những vị lãnh đạo Phật Giáo như Thích Trí Quang có phải là Cộng Sản hay không. Trong số rất nhiều tài liệu bác bỏ luận điệu này tôi chỉ xin kể vài tài liệu đáng tin cậy như sau.

1. Trong cuốn “Tôn Giáo & Chính Trị Phật Giáo 1963-1967”, Văn Hóa, 1997, tác giả Chính Đạo (Tiến Sĩ Sử Học Vũ Ngự Chiêu) viết, trang 318:

Số tài liệu văn khố Mỹ được mở ra cho những người nghiên cứu cũng đã đủ để khẳng định cá nhân Trí Quang và các tăng lữ lãnh đạo Phật Giáo không hề là Cộng Sản. Chủ trương của Trí Quang là muốn một nước Việt Nam trung lập, dân chủ thực sự, thoát khỏi sự kiềm tỏa của các siêu cường. Lập trường này đứng đắn, và phù hợp với quyền lợi quốc dân Việt, giữa lúc các siêu cường đã dùng những cuộc chiến tranh nho nhỏ tại các địa phương để duy trì trật tự toàn cấu, và mưu đồ vẽ lại biên cương thế giới.

Trong cuốn “Vietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1963-1966” , Văn Nghệ Pub., 2002, tác giả Quán Như Phạm Văn Minh có ghi một nhận định của Don Luce về các nhóm Phật Giáo có khuynh hướng khác nhau như sau, trang 256:
“Don Luce, một thành viên của Tổ Chức Phụng Sự Hòa Bình ở Việt Nam, đã xếp loại các bậc lãnh đạo ở Viện Hóa Đạo theo khunh hướng chính trị của họ. Theo anh ta thì có ba nhóm. Nhóm thứ nhất và là nhóm hoạt động chính trị nhất được lãnh đạo bởi ba vị Tăng: Trí Quang, Thiện Minh và Tâm Châu. Luce mô tả nhóm này như sau:



Nhóm này không về phe Saigon cũng chẳng về phe Việt Cộng. Và nhóm này là nhóm có khả năng tùy ý tổ chức những cuộc biểu tình đông đảo, dựng lên hoặc hạ bệ những chính phủ. Tin tức báo chí hàng đầu là nói về họ. Chiến tranh cứ tiếp tục, họ càng ngày càng trở nên giận dữ hơn và chống chính phủ Saigon và chống Mỹ hơn, tuy chắc chắn không phải là thiên Cộng Sản.



Nhóm ảnh hưởng thứ hai thì ít giận dữ hơn và hướng về chủ trương hòa bình của mình là nhóm của Nhất Hạnh. Luce cũng bình luận là Nhất Hạnh không muốn dính dáng gì đến những vận động chính trị và quan tâm đến chủ trương hòa bình đặt căn bản trên vấn đề tâm linh thuần túy, mà động cơ là lòng từ bi.



Nhóm thứ ba, nhóm thiên Cộng Sản, nếu thực sự hiện hữu, không có một vai trò đáng kể nào trong phong trào hòa bình. Nhóm này có thể có những điệp viên Cộng Sản nằm vùng xâm nhập vào cộng đồng Phật Giáo nhưng không hề có một ảnh hưởng nào. Nhóm này có thể hiện hữu trong sự suy nghĩ muốn là như vậy của những nhóm cực hữu và chính quyền Mỹ đã không thể chấp nhận sự hiện hữu của một con đường chính trị giữa Mỹ và Cộng Sản [Trung đạo] mà những hoạt động viên Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình theo đuổi.”

(Don Luce, an American peace corps member in Vietnam, classified the Institute leaders according to their political affiliation. According to him there are three groups. The first group and the most politically active group was led by three monks: Tri Quang, Thien Minh and Tam Chau. Luce described the group as follows:

This group was aligned neither with Saigon nor the Vietcong. And this was the group that was able to stage massive street demonstrations at will, shoring up and bringing down governments. The headlines were theirs. As the war went on, they became progressively angrier and more anti-Saigon Government and anti-United States, though certainly not pro-communist.

The second influential group which was less angry and more thorough-going in their pacifism was Nhat Hanh’s group. Luce also commented that Nhat Hanh did not want to have anything to do with political machinations and was much more interestd in pure, spiritually based pacifism, motivated by love and compassion.

The third group, the pro-communist group, if they existed, did not play any significant role in the peace movement. They may have some undercover communist agents infiltrated in the Buddhist community but had no influence whatsoever. It may have existed in the wishful thinking of the extreme right-wing groups and the American Administration, who refused to accept the existence of the middle path of politics that the Buddhist peace activists pursued.)

Trong bài Cuộc Khủng Khoảng Phật Giáo Ở Việt Nam (The Buddhist Crisis In Vietnam), David Halberstam viết:
Họ có phải là Cộng Sản không? Chính quyền thường cho rằng họ là Cộng Sản.

Một số người, như Trí Quang, đã tham dự cuộc chiến đấu của quốc gia chống nền cai trị của Pháp. Họ có một số tiếp xúc với những người Cộng Sản. Nhưng sự phân tích của các viên chức chính trị cao cấp của Mỹ đã chứng tỏ rằng phong trào (Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình) cũng chống Cộng như là chống chính quyền quốc gia. Một số vị lãnh đạo có thể ngả về một giải pháp Trung Lập cho toàn quốc hơn là duy trì sự chia đôi đất nước như họ muốn vài năm trước, nhưng những quan sát viên ngày nay đều cảm thấy rằng Phật Giáo đã từng gánh chịu một thời kỳ khó khăn ở miền Bắc và không còn có thiện cảm với Cộng Sản nữa.

(Were they Communists? The Government has repeatedly charged that they were.

Some, like Tri Quang, had participated in the nationalist fight against French rule. These had had some contact with the Communists. But the analysis of high American political officers was that the movement was anti-Communist as well as anti-Government. Some leaders would probably have been more susceptible to a neutralist solution than to partition a few years ago, but the general feeling of observers now was that Buddhism had had a difficult time in North Vietnam and that Buddhists were no longer apathetic about Communism.)

4. Và trong số những hồ sơ của CIA đã được giải mật, có một công điện thông tin tình báo ngày 28 tháng 8, 1964, phân tích về khả năng Thích Trí Quang là Cộng sản đã xác định là Thích Trí Quang không phải là Cộng sản [Document: Intelligence Information Cable, Date of creation: August 28, 1964; Declassified: May 24, 1976; An Analysis of Thich Tri Quang’s Possible Communist Affiliations: Assessement is that Tri Quang IS NOT a Communist]



Chúng ta thấy ngay vấn đề về bài “Sư Chính Trị..” cũng như về cuốn “Triumph Forsaken” của Mark Moyar . Trong khi những người phân tích nhận định về phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình ở Việt Nam không nhiều thì ít đều có mặt ở Việt Nam và nhận định trực tiếp tình hình thì Mark Moyar, sinh năm 1971, chỉ ngồi ở văn phòng viết bậy về cuộc chiến và tình hình chính trị ở Việt Nam trong khoảng thời gian 40 năm trước, khi mà Mark Moyar chưa ra đời. Và điều hiển nhiên là Mark Moyar đã dùng lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc Phật Giáo của Mỹ và tay sai khi xưa. Vì hoàn toàn mù tịt về tinh thần Phật Giáo nên Mark Moyar viết bài với đầu đề “Sư Chính Trị...” hàm ý các Sư đã đi ra ngoài lãnh vực tâm linh nội tại của Phật Giáo. Mark Moyar không hề biết rằng chính trị của các nhà Sư Phật Giáo là chính trị cứu nước, xây dựng nước, phối hợp lòng từ bi của nhà Phật với lòng yêu nước của người dân Việt. Tôi định viết thêm một chút về thế nào là “Sư chính trị..” trong lịch sử Việt Nam. Nhưng trên trang nhà giaodiemonline.com đã có bài “Vài Khuôn Mặt Phật Tử Việt Nam” của Hòa Thượng Thích Chơn Thiện viết về sự đóng góp chính trị của một số cao Tăng và nhân sĩ Phật Giáo cho quốc gia. Do đó, thay vì viết thêm, tôi xin mời quý độc giả hãy vào đọc bài “Vài Khuôn Mặt Phật Tử Việt Nam” của Hòa Thượng Thích Chơn Thiện trên trang nhà giaodiemonline.com để biết thế nào là chính trị Phật Giáo của các nhà Sư Chính Trị.





--------------------------------------------------------------------------------




"Sản Phẩm Trí Tuệ" của Nguyễn Anh Tuấn (Trần Chung Ngọc)
Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? (TCN & NMQ)
Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ (Trần Chung Ngọc)
Chu Tất Tiến: Here We Go Again (Trần Chung Ngọc)
Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - "Cha Chung" là ai? (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? (Trần Chung Ngọc)
Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! (Trần Chung Ngọc)
Giáo Dân Nguyễn Phúc Liên đả đảo Vatican!(Phúc Lâm)
Khổ Thân Củ Khoai Tôi (Trần Chung Ngọc)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (1)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (2)
Lại Chuyện Ruồi Bu của Trần Trung Đạo (Trần Chung Ngọc)
Một Trí Thức Không Biết Ngượng (1) - Trần Chung Ngọc
Một Trí Thức Không Biết Ngượng (2)- Trần Chung Ngọc
Nhân Đọc Bài "Nhà Chúa hay Nhà Chùa" của LM Thiện Cẩm (Trần Chung Ngọc)
Nhân Đọc Bài "Niềm Tin ..." Của Trần Thị Hồng Sương - 2 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Đọc Bài "Niềm Tin ..." Của Trần Thị Hồng Sương -1 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM (Trần Chung Ngọc)
Phiếm Luận Về "Phê Bình Và Đối Thoại" (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng GS Quang Quá Lo Xa ? (Trần Chung Ngọc)
Quả Đúng Là Chu Tất Tiến (Trần Chung Ngọc)
Thiền Sư Nhất Hạnh
Thư Gửi Bạn: Những Người Tin Có Thiên Chúa (Trần Chung Ngọc)
Thầy Nhất Hạnh
Thử Phân Tích Một Đoạn Văn của André Masson (Trần Chung Ngọc)
Trả Lời Ông Lưu Á Ni (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc "Đất Việt" & "Hành Hương Đất Phật" của Phan Thiết (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc BS Ngyễn Thị Thanh Trả Lời Câu Hỏi Don Lê... (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc Bài "Nhận Thức..." của ông Nguyễn Văn Thắng (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc: “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm” Của Nguyễn Văn Lục: (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Không Thể Lương Thiện Đi Một Chút ! (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Về "Thói Đời Đối Kháng"(Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi Về Đối Thoại (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Xét về bài...của Nguyễn Tường Tâm (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Bài "Giáo Hội Công Giáo Roma" của ông Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)
Về Bài Viết “Công Án” Của Hoàng Phi Long (Trần Chung Ngọc)
Về Bức Thư Ngỏ của ông Chu Tất Tiến (Trần Chung Ngọc)
Về một bài báo...
Vụ Án Nguyễn Văn Lý
Đáp Thư của Bác Gửi Cháu TTVN (Trần Chung Ngọc)
Đôi Lời Kính Cáo Cùng Độc Giả (Trần Chung Ngọc)
Đọc bài ... của Nguyễn Văn Trung
“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về "Giáo Hội Tiên Khởi..." (Trần Chung Ngọc)
“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ (Trần Chung Ngọc)





Trang Trần Chung Ngọc
Về Đầu Trang Go down
 
“SƯ CHÍNH TRỊ”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Sụp đổ
» Nền tảng chính trị – tư tưởng và pháp lí về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng ta
» ĐẠO ĐỨC CHÍNH QUYỀN MỸ Trong Vấn Nạn CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Bàn Luận :: Nhân Dân & Thanh Niên Quốc Gia Việt Nam-
Chuyển đến