Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam

Liên Minh SVN
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Diễn Đàn VBBDiễn Đàn VBB  Sách HiếmSách Hiếm  
http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comChào các bạn chúc một ngày vui vẻ ! Dân tộc Việt Nam muôn năm !Diễn đàn đã chuyển qua đây http://www.lienminhsvn.co.cc http://sachhiem.net !http://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.comhttp://matcuoi.com

Đồng hồ

Hanoi

Địa chỉ web
Sách Hiếm Quân Đội Công An Công An Chính Phủ Quốc Hội Đảng Cộng Sản Viện Kiểm Sát Đảng Cộng Sản Bộ Giáo Dục Bộ Y Tế
Thông báo !
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeSun Apr 11, 2010 11:26 am by -=SVN=-
Thông báo ! Các bạn muốn làm admin thì hãy đăng kí vào trong này rồi tuần sau tôi sẽ cho lên hết !
Các bạn hãy đóng góp cho diễn đàn này !

Comments: 0
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Top posters
-=SVN=-
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
ThanhKhoa
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
tuquynh
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
Admin
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
qwerty68
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
kimerajamm
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
lavivi
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
moonlight172
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
chuongtk
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
gianggiangonline
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_lcapSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Voting_barSam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Vote_rcap 
Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeTue Feb 14, 2012 9:47 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeThu Sep 22, 2011 9:57 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:48 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 10:55 am by tuquynh

» What Is Solar Energy?
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeSat Dec 18, 2010 12:07 am by chuongtk

» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:07 pm by tuquynh

» Tìm việc làm, tuyển dụng hãy đến với Top Globis
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:02 pm by tuquynh

» PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeWed Dec 01, 2010 3:00 pm by tuquynh

Thống kê
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thống Kê
Hiện có 14 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 14 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 41 người, vào ngày Tue Dec 12, 2023 8:12 pm

 

 Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo

Go down 
Tác giảThông điệp
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo   Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:25 am

http://www.sachhiem.net/SACHNGOAI/LeQuocTuan/SAMHARRIS/LeQuocTuanII_main.php
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

¿ Mục lục bản in ngày 09 tháng 1, 2010

(xem Lời Giới Thiệu của người dịch)

CHÚ THÍCH GỞI ÐỘC GIẢ

Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên của tôi Tận Cùng của Đức Tin (The End of Faith), hàng ngàn người đã viết rằng tôi sai lầm khi không chịu tin vào Thiên chúa. Căm phẫn gay gắt nhất của những trao đổi này đã đến từ người Ki-tô giáo. Ðiều này thật mỉa mai, bởi vì người Ki-tô giáo luôn tưởng tượng rằng không có đức tin nào truyền đạt được đức hạnh yêu thương và thứ tha hiệu quả hơn đức tin của họ. Sự thật lại là nhiểu người vốn tự nhận là mình được cảm hóa bởi Thiên chúa lại thiếu khoan dung đến mức khắc nghiệt, thậm chí triệt hạ lẫn nhau trong bình phẩm. Dù chúng ta muốn quy lỗi việc này cho bản tính tự nhiên của con người, nhưng rõ ràng là sự thù ghét ấy đã tìm được sự ủng hộ một cách đáng kể từ cuốn Kinh thánh. Làm sao tôi biết được điều này ? Bởi vì những phần gây khó chịu nhất của tôi luôn trích dẫn các tiết, chương từ Kinh thánh.

Dù cuốn sách này chủ ý dành cho độc giả của mọi loại đức tin, nhưng nó đã được viết dưới hình thức một bức thư gởi một người Ki-tô giáo. Trong đó, tôi trả lời nhiều tranh luận mà người Ki-tô giáo từng đưa ra nhằm bảo vệ niềm tin vào đạo giáo của họ. Mục đích chính của cuốn sách này là để vũ trang cho những người thế tục trong xã hội của chúng ta, những người tin rằng tôn giáo nên đứng bên ngoài các chính sách công cộng, ngược lại với các đối thủ của họ bên Ki-tô giáo cánh hữu. Kết quả là, “Người Ki-tô giáo” mà tôi nhắm đến xuyên suốt cuốn sách, là một người Ki-tô giáo trong nghĩa hẹp của phạm trù này. Người ấy, chính là người ít nhất đã tin rằng cuốn Thánh kinh là những lời cảm hứng của Thiên chúa và chỉ những ai chấp nhận sự thiêng liêng của Jesus Christ mới có thể hưởng được sự cứu rỗi sau khi chết đi. Hàng chục khảo cứu khoa học cho thấy già nửa dân số Mỹ tin vào một niềm tin như thế. Tất nhiên, những hứa hẹn ảo tưởng ấy không hề ám chỉ riêng một loại Ki-tô giáo nào. Những người bảo thủ thuộc tất cả các giáo phái – Công giáo, Thệ phản giáo dòng chính, phái Phúc âm, Báp tít, Pentecostals, Nhân chứng Jê-hô-va và còn nhiều giáo phái khác nữa - đều được nhắc đến trong cùng một giá trị ngang bằng nhau trong các lập luận của tôi. Niềm tin của những người bảo thủ Ki-tô giáo này, như đã từng được rộng rãi biết đến, đang đặc biệt ảnh hưởng lên các bàn luận cấp quốc gia của chúng ta – trong pháp đình, trường học và trong tất cả các cấp chính phủ ngày nay.

Trong Thư gửi một Quốc Gia Ki-tô giáo, tôi đã sắp xếp để đánh đổ tính tự phụ lố lăng về đạo đức và trí thức của người Ki-tô giáo trong các hình thức thẳng thắn nhất. Hậu quả là, những người Ki-tô tự do và ôn hòa sẽ không nhận ra mình trong ý nghĩa “Ki-tô giáo” mà tôi đề cập đến. Tuy nhiên, họ nên nhận ra điều ấy trong một trăm năm mươi triệu hàng xóm láng giềng của họ. Tôi hơi phân vân rằng những người tự do và ôn hòa cũng nhìn ra các khẳng định kỳ quặc của những người Ki-tơ giáo hữu khuynh như tôi nhìn thấy. Tuy nhiên, tôi hy vọng họ cũng sẽ bắt đầu nhìn thấy rằng sự tôn trọng mà họ đòi hỏi cho các niềm tin tôn giáo của họ đã tạo ra chỗ ẩn nấp cho những kẻ cực đoan của tất cả các đức tin khác. Mặc dù những người tự do và ôn hòa không hề đâm máy bay vào các tòa cao tầng hay tổ chức đời sống của mình theo các lời tiên tri về sự hủy diệt, họ cũng hiếm khi đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc nuôi dạy một đứa trẻ nhằm hướng chúng đến niềm tin rằng mình là Ki-tô giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo. Ngay cả những đức tin tiến bộ nhất cũng đang ngầm giúp vào sự phân rẽ tôn giáo trong thế giới chúng ta. Tuy nhiên, trong Thư Gửi một Quốc gia Ki-tô Giáo, tôi trình bày Ki-tô giáo trong sự thoái hoá, phân rẽ và tổn thương nhất của tôn giáo này. Ở đấy, người tự do, ôn hòa và những người không theo một tôn giáo nào có thể nhận thấy một nguyên nhân chung của lý do ấy.

Dựa theo một thăm dò mới nhất của viện Gallup, chỉ có 12 phần trăm người Mỹ tin rằng sự sống trên địa cầu đã tiến hóa qua một quá trình tự nhiên, không hề có sự can thiệp của một đấng thần thánh nào. Ba mươi mốt phần trăm tin rằng tiến hoá đã được “hướng dẫn bởi Thiên chúa”. Nếu mang bỏ phiếu, thì khái niệm về “thiết kế thông minh” sẽ thắng thế giới quan của chúng ta gần như ba ăn một. Ðiều này thật đáng lo, khi mà thiên nhiên không hề đem lại một chứng cứ thuyết phục nào cho một nhà thiết kế thông minh, mà chỉ đem đến vô số không kể hết được những thí dụ về sự thiết kế không thông minh. Tuy nhiên, trong cuộc tranh cãi đương thời về “Thiết kế thông minh” chúng ta không nên tự lóa mắt mình vào niềm hoang mang tôn giáo đang thực có vào buổi bình minh của thế kỳ hai mươi mốt. Cũng khảo sát trên của Viện Gallup cho thấy 53 phần trăm người Mỹ thực sự là những người tin theo thuyết sáng thế. Ðiều này có nghĩa là bất chấp những thấu hiểu khoa học của cả một thế kỷ đã chứng thực được tình trạng cổ xưa của sự sống và tình trạng cổ xưa hơn nhiều của địa cầu, hơn nửa láng giềng của chúng ta tin rằng toàn bộ vũ trụ đã được tạo nên từ sáu ngàn năm trước. Thời gian này, nhân tiện mà nói, là vào khoảng một ngàn năm sau khi người Summerian sáng tạo ra keo dính. Những người có quyền bầu cử chọn lựa vị tổng thống và các nghị sĩ quốc hội của chúng ta – và nhiều người trong số đó đã được đắc cử – tin rằng loài khủng long từng sống từng đôi trên con thuyền của Noah, tin rằng ánh sáng từ những ngân hà xa xôi đã được tạo nên trên đường đến trái đất, và tin rằng các thành phần đầu tiên của chủng loại chúng ta đã được nặn ra từ đất cát và hơi thở của thần thánh, trong một khu vườn có con rắn biết nói, từ đôi tay của một Thiên chúa không nhìn thấy được.

Giữa các quốc gia phát triển, nước Mỹ đứng lẻ loi một mình trước những cáo buộc này. Chưa bao giờ trong lịch sử của Mỹ mà đất nước chúng ta đã xuất hiện như một anh khổng lồ hay gây gổ, ì ạch và ngu độn như hiện nay. Bất cứ ai, ngay cả người bạn, đồng minh của mình, quan tâm đến sinh mệnh sống còn của nền văn minh, cũng sẽ phải vất vả để nhận ra rằng sự phối hợp của một quyền lực lớn lao với sự xuẩn ngốc vĩ đại thì đơn giản là một điều đáng kinh sợ.

Tuy nhiên, sự thật chính là nhiều người trong chúng ta không hề lo lắng gì đến vận mệnh của nền văn minh. Bốn mươi bốn phần trăm dân số Mỹ tin rằng Jesus sẽ trở lại để phán xét người sống và kẻ chết vào lúc nào đó trong năm mươi năm tới. Theo diễn giải phổ biến nhất từ khải huyền trong kinh thánh, Jesus sẽ chỉ trở lại khi mọi thứ đã trở nên hư hỏng tồi tệ ở thế gian này. Vì thế, chẳng phải là sự phóng đại khi nói rằng nếu thành phố Nữu Ước đột nhiên biến thành một quả cầu lửa, một phần đáng kể dân chúng Mỹ có thể nhìn ra một lằn chớp bạc trong biển khói hình nấm, như họ đã từng được nhắc bảo về điều mong đợi tuyệt vời nhất đang sắp xảy đến: sự trở lại của Chúa. Thật là một sự đui mù hiển nhiên rằng những niềm tin đại loại như thế có thể giúp chúng ta chút ít gì vào việc tạo nên một tương lai vững bền cho chúng ta về xã hội, kinh tế, môi trường hay địa lý chính trị. Thử tưởng tượng hậu quả sẽ ra sao nếu một bộ phận quan trọng trong chính phủ Mỹ thực tin rằng thế giới sắp tận thế và sẽ tận thế trong một sự huy hoàng. Sự thật là gần một nửa dân chúng Mỹ thực sự tin vào điều này, hoàn toàn chỉ từ các căn bản của một chủ thuyết tôn giáo, đáng xem là một tình trạng khẩn cấp cho đạo đức và tri thức. Cuốn sách mà các bạn sắp đọc đây chính là lời giải đáp của tôi cho tình trạng khẩn cấp này. Tôi chân thành mong mỏi quý bạn tìm được sự hữu ích từ đấy.

Sam Harris

Ngày 1 Tháng Năm 2006

Nữu Ước



(xem "Lời Bạt cho ấn bản Của Vintage Books")



Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
-=SVN=-
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
-=SVN=-


Biệt danh : Đại Tướng
Chức Vụ : Chủ Tịch

Tổ chức Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo 250px-War_Ensign_of_Germany_1938-1945_svg50x30
Huân chương Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Hcsv30x47
Cống hiến : 307
Đồng : 100751
Vinh danh : 3
Gia nhập : 22/03/2010

Dân tộc : Việt Nam
Phương châm : Yêu trong không tiền !

Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo   Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 10:29 am

Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

¿ Mục lục toàn bài bản in ngày 09 tháng 1, 2010



(tiếp theo Chú Thích Gửi Độc Giả)

LỜI BẠT CHO ẤN BẢN CỦA VINTAGE BOOKS


NHÂN LOẠI đã từng có thời gian dài hoang tưởng với sự hiến máu tế. Thực vậy, không có gì bất thường cả trong việc một đứa trẻ sinh ra trong thế gian này để chỉ được thương yêu và kiên trì dạy dỗ nuôi lớn từ những kẻ cuồng đạo, những kẻ tin rằng cách tốt nhất để giữ mặt trời ở yên trong vòng quay hay để bảo đảm một vụ mùa sung túc là âu yếm dắt đứa trẻ ra đồng hoặc lên núi để giết, chôn vùi hoặc thiêu sống nó như một dâng hiến cho Thiên chúa vô hình. Vô số trẻ em đã bất hạnh sinh ra trong thời kỳ quá đen tối, khi ngu dốt và hoang tưởng không thể tách bạch trong kiến thức và khi tiếng trống của những kẻ cuồng tín tôn giáo thúc lên ăn khớp với mỗi nhịp tim con người. Thực tế, hầu như không nền văn hóa nào đưọc miễn trừ bởi loài quỷ này : người Sumerians, Phoenicans, Ai Cập, Do thái cổ, Canaaties, Maya, Inca, Aztecs, Olmecs, Hy Lạp, Romans, Carthaginians, Teutons, Celts, Druids, Vikings, Gauls, Hindus, Thái Lai, Tàu, Nhật bản, Maoris, Melanesians, Tahitians, Hawaiians, Balinese, Thổ dân Úc, Iroquois, Huron, Cherokee và vô số không đếm xuể những xã hội giết người đồng loại cho những lễ nghi tôn giáo vì họ tin vào những nam nữ thánh vô hình thích ăn thịt người sống, để có thể nguôi giận. Thực tế, nhiều nạn nhân của họ vốn có đồng quan điểm đã tự nguyện để bị giết hại, hoàn toàn bị thuyết phục rằng cái chết của họ có thể thay đổi khí hậu, hoặc cứu sống nhà vua khỏi các bệnh sinh dục, hoặc để xin tha cho đồng loại khỏi các cơn giận của những đấng khuất mặt trong một số trường hợp khác.

Trong nhiều xã hội, mỗi khi xây một tòa cao ốc, người ta đã từng nghĩ rằng cách khôn ngoan duy nhất là làm thổ công nguôi giận bằng cách chôn sống trẻ con ngay dưới bệ móng (đây chắc là cách thực hành đức tin ở những thế gian không có kỹ sư về cấu trúc). Nhiều xã hội còn hy sinh các trinh nữ để ngăn ngừa lụt lội. Một số nơi khác lại giết con so và ăn cả thịt chúng nữa, như là một phương cách để bảo đảm người mẹ được mắn đẻ. Ở Ấn độ, trẻ thơ sống nhăn bị cúng hiến cho cá mập ở cửa Grange cũng vì những mục đích này. Người Ấn độ thiêu sống các phụ nữ góa để họ có thể đi theo chồng về thế giới bên kia. Và không để cái gì rơi vào may rủi, người Ấn còn gieo xuống đồng ruộng mình thịt đàn ông tươi sống của một số đẳng cấp được đặc biệt nuôi lớn cho mục đích này và chặt tay chân khi họ vẫn còn sống nhăn, để bảo đảm rằng mọi vụ gặt turmenic sẽ được thắm đỏ đúng mức. Nước Anh đã phải thực sự gây áp lực mạnh nhằm chấm dứt những hung bạo giả đạo đức này.

Trong một số nền văn hóa, mỗi khi có ai đáng kính trọng qua đời, nhiều người đàn ông, đàn bà khác ttụ nguyện được chôn sống theo để phục vụ như những kẻ hầu cận cho đấng quá cố ấy trong thế giới bên kia. Ở Rome thời cổ đại, trẻ con đôi khi bị giết đi để người ta có thể đọc được tương lai trong ruột chúng. Một số người phi thường Fijian đã sáng tạo ra một kiểu lễ ban phước rất quyền lực gọi là “Vakatoga”, nghi lễ này cần một nạn nhân tự chứng kiến tứ chi của một mình bị chặt ra cho kẻ khác ăn sống. Trong những giống người Iroquois, các tù binh bị bắt trong chinh chiến thường được cho phép sống trong bộ lạc trong nhiều năm, ngay cả đưọc phép cưói vợ, tất cả đã bị kết tội chết bằng cách lột da sống để làm lễ vật cúng cho thần chiến tranh, các con trẻ mà họ sinh sản cũng bị giết hết theo trong lễ cúng tế. Một số bộ lạc Phi châu có một lịch sử lâu dài về việc giết người để gửi đi như một người đưa tin trong cuộc đối thoại một chiều với tổ tiên của họ hoặc đề cải biến các bộ phận cơ thể của họ thành các loại bùa mê. Các loại giết người để cúng tế như thế này vẫn còn ở nhiều xã hội Phi châu cho đến ngày nay. (1)

Thật rất cần yếu để nhận ra rằng những lạm dụng mạng sống con người một cách ghê gớm đó là rõ ràng từ tôn giáo. Chúng là sản phẩm của điều người ta nghĩ mình hiểu biết về các nam nữ thần vô hình, và cái hiển nhiên không hề hay biết về sinh học, khí tượng học, y học, vật lý học, và hàng tá các khoa học khác. Và đó là sự dạng chân của loại lịch sử hung bạo tôn giáo đáng khinh và loại ngu dốt khoa học mà Ki tô giáo vẫn đang có giá trị như một sự sùng bái vô ý thức và đáng khinh tởm. Ý niệm rằng Jesus Christ đã chết vì tội lỗi của chúng ta và cái chết của người đã thành công trong việc làm nguôi lòng Thiên Chúa “nhân từ” là sự thừa kế trực tiếp không che dấu của những đổ máu mê tín dị đoan nhiễm dịch bệnh vào con người hoang mang dọc suốt lịch sử.

Thiên chúa của Abraham, dĩ nhiên không phải là người xa lạ đối với những sự giết hại để tế lễ. Có khi, Người kết án việc tế thần ( Deuteronomy 12:31; Jeremiah 19:4; Ezekiel 16:20-21), ở những lúc khác, Người lại yêu cầu hoặc ban thưởng việc ấy ( Exodus 22:29-30; Judges 11:29-40; 1 Kings 13:1-2; 2 Kings 3:27; 2 Kings 23:20-25; Numbers 31:40; Deuteronomy 13:13-19). Trong trường hợp Abraham, Thiên chúa đòi ông phải hy sinh đến cả Issac, con trai của mình nhưng Ngài đã dừng tay giết vào phút cuối (Genesis 22:1-18) mà không hề xem hành vi giết hại chính con của kẻ khác là vô đạo đức. Ở những chỗ khác, Thượng đế thú nhận xúi dục sự hy sinh trẻ con để làm ô uế người thực hành (Ezekiel 20:26) trong khi chính tự Người lại hành động như thế trong việc giết hại các con so của người Ai Cập (Exodus 11:5). Nghi thức cắt da quy đầu nảy sinh như một sự thay thế cho việc hiến tế trẻ con (Exodus 4:24-26), và Thiên chúa dường như thường khuyến khích việc thay thế súc vật cho con người. Thực thế, sự khát máu súc vật của Người cũng như sự chú tâm của Người đến các tinh vi của việc giết hại và huỷ diệt chúng thì thật không còn có thể phóng đại vào đâu được nữa.

Khi gặp Jesus lần đầu, Thánh John, nghe đồn đã nói rằng “Ðây là chiên của Thiên chúa, Ðấng sẽ xóa đi tội lỗi của thế gian” (John 1:29). Ðối với hầu hết người Ki-tô giáo, ý kiến kỳ quặc này vẫn còn có giá trị và duy trì như cốt lõi đức tin của họ. Ðạo Ki-tô gần như đồng nghĩa với sự xác định rằng sự đóng đinh của Jesus đại diện cho những giọt máu cuối cùng và đủ để dâng lên Thiên chúa, Người dứt khoát cần phải được như thế ( Hebrews 9:22-28). Ðạo Ki-tô chung qui là lời xác định rằng chúng ta phải yêu thương và được yêu thương bởi một Thiên chúa vốn chấp nhận việc tế chuộc, hành hạ và giết hại một con người-chính là con trai của Thiên chúa - để đền bù cho những cư xử sai lầm, bị xem là tội lỗi của tất cả những người khác.

Hãy để những tin tốt lành được hiển lộ: chúng ta sống trong một vũ trụ, một cõi bao la đến mức chúng ta chắc chắn không thể hình dung, ngay cả sơ sài trong tư tưởng chúng ta, trên một hành tinh tràn ngập các sinh vật mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu chúng thế nhưng cả một công trình đã đạt đến thành quả huy hoàng từ hai mươi thế kỷ trước đó, sau khi một sinh vật linh trưởng (của chính chúng ta) leo xuống khỏi những rừng cây, sáng tạo ra nông nghiệp và các dụng cụ bằng kim loại, thoáng thấy (như thể qua lớp kính mờ tối), khả năng giữ cho phân của mình khỏi vương vào thức ăn, rồi lựa ra một con trong số đó để đánh đập tàn bạo xong đóng đinh lên một cây thập tự.

Phép linh Mình Thánh Chúa, một biểu tượng của tục ăn thịt người đã được thêm thắt vào thần thoại khốn khổ chung quanh cái chết của một con người bị hành hạ - khổ hình của Chúa- Xin lỗi bạn, tôi dùng chữ “biểu tưọng “. Vì theo Vatican phép Mình Thánh Chúa dứt khoát không phải là một biểu tượng. Thực thế, phán quyết của công đồng Trent vẫn còn hiệu lực như sau :

Tôi cũng công bố rằng trong Thánh lễ, một sự hy sinh thực sự đúng đắn làm

nguôi giận đã dâng lên Thiên chúa thay cho những người sống và kẻ chết, và

rằng thân xác cùng máu huyết cùng linh hồn và thần thánh của chúa Jesus

chúng ta đã thực sự, đúng như thế chứ không hề tưởng tưọng đã dâng hiến

trong một sự thiêng liêng nhất của phép Mình thánh chúa, và phép ấy mang ý

nghĩa một sự hoán đổi của chất bánh mì thành thân xác, và toàn thể rượu đỏ

thành máu, và sự này nhà thờ công giáo gọi là sự hóa thể. Tôi cũng công bố

rằng tất cả và toàn bộ Chúa Jesus cùng bánh và rượu lễ đã được tiếp

nhận trong từng hình dạng riêng.


Lẽ tất nhiên, Công giáo đã thực hiện một số lý thuyết rất tích cực và rất không thuyết phục về lãnh vực này, trong nỗ lực hợp lý hòa sự việc làm thế nào mà họ có thể thực sự ăn được thịt của Jesus, chứ không phải chỉ là bánh chùm trong chiếc áo ẩn dụ, và thực đã uống máu của ông ấy mà không phải là một giáo phái ăn thịt người. Tuy vậy, cũng đủ để cho rằng, cái thế giới quan của hình dung rõ nét về “sự hy sinh làm nguôi giận thay cho người sống và kẻ chết” đang khó bảo vệ được vào năm 2007. Nhưng điều này vẫn không hề ngăn cản được những bậc trí thức khác và những người có chủ ý trong việc bảo vệ thế giới quan ấy.

Ngày nay, chúng ta được biết rằng ngay cả mẹ Theresa, nhân vật tiểu biểu nổi tiếng nhất của chủ nghĩa giáo điều này trong suốt thế kỷ, đã không ngừng hoài nghi về sự hiện diện của Chúa, của thiên đàng và ngay cả sự hiện hữu của thượng đế như trong phép Mình thánh Chúa :

Lạy chúa, con là ai mà Người nên tha thứ cho? Đấng con của người – mà giờ

đây đang trở nên kẻ bị ghét bỏ nhất – duy nhất – Người đã ném bỏ đi như kẻ

không cần đến nữa, không yêu thương nữa – Con gọi, con bám víu, con cầu

cạnh – nhưng không có Ai đáp lời – Không một Ai trong những Người con

con bám víu – không, Không đấng nào. Cô độc … đức tin của con ở đâu rồi

– ngay cả nơi sâu thẳm dưới kia cũng không có gì ngoài bóng tối và rỗng

không – Chúa ơi - thật đau đớn làm sao cho nỗi đau chưa từng biết đến này –

con không còn Đức tin – con không dám thốt ra những lời nói và ý tưỏng

đang tràn ngập lòng mình – và khiến con đau đớn một nỗi đau không hề được

chỉ dạy.

Biết bao nhiêu tra vấn không được giải đáp sống bên trong e rằng sẽ phải bày

tỏ ra ngoài – bởi vì sự báng bổ - Nếu như có Thượng đế - xin hãy tha thứ cho

con – Khi con muốn dâng ý nghĩ của mình đến Thiên đàng - chỉ có sự trống

không như kết án dội lại như dao nhọn làm đau đớn chính linh hồn con. – Con

được dạy rằng Thiên chúa thương yêu mình – nhưng sao thực tại lạnh lẽo

trống không quá lớn đến nỗi không còn gì chạm đến linh hồn con được. Có

phải con đã nhầm lẫn khi mù lòa quy phục vào lời gọi của đấng thiêng liêng

hay không?


(Xưng tội lên chúa Jesus theo đề nghị của một cha giải tội-

không ghi ngày tháng)


Những thư từ của Mẹ Theresa được xuất bản gần đây đã tiết lộ một tâm hồn bị xé nát bởi hoài nghi (như vốn phải là như thế). Những lá thư cũng lộ ra một người phụ nữ chắc chắn đã khổ đau từ những chán nản cùng cực, mặc dù giới phê bình thế tục đã bắt đầu lịch sự che đậy sự thực này trong màu sắc thánh thần và tử đạo. Câu trả lời của Mẹ Theresa cho nỗi hoang mang và giả đạo đức (ý của bà) của chính mình đã hé lộ ra đức tin tôn giáo giống như một vùng cát lầy lún như thế nào. Những hoài nghi của bà về hiện hữu của Thiên chúa được diễn dịch từ người bà xưng tội như dấu hiệu rằng bà đang chia xẻ nỗi giằng xé của Chúa trên thập giá; sự tán dương này về dao động đức tin của bà đã cho phép bà “được yêu bóng tối” mà bà chứng nghiệm về sự vắng mặt hiển nhiên của Thiên chúa. Đó là một thiên tài không thể giả mạo được. Chúng ta có thể nhìn thấy nguyên tắc tương tự trong hàng ngũ những người Công giáo như bà. Các hoài nghi của mẹ Theresa đã chỉ làm tăng thêm tầm vóc của bà dưới mắt Giáo Hội, được diễn giải như một khẳng định hơn nữa về ơn huệ của Thiên chúa. Hãy tự hỏi chính bạn, khi ngay cả những hoài nghi của các bậc chuyên gia được mang ra để xác định một chủ thuyết, thì còn có thể phủ định cái gì được nữa ?

Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Thư gửi một quốc gia Ki tô giáo được xuất bản, cuốn sách vẫn còn gây ra những nóng giận. Nhiều lời chỉ trích nhằm vào cuốn sách này đã được gom cùng với các công kích về cuốn đầu tiên của tôi, Tận Cùng của Ðức Tin, và vào những người vô thần khác có các tác phẩm bán chạy, đặc biệt là cuốn Breaking the Spell của Dan Dennett, cuốn The God Delusion của Richard Dawkins và cuốn God is not Great của Christopher Hitchens. Thực tế, tôi, Dennett, Dawkins và Hitchens đã thường xuyên bị tấn công như thể chúng tôi là một người có bốn đầu. Những lời kết án và tranh luận chống lại chúng tôi luôn luôn giống nhau và luôn luôn sai trật. Thật thế, cái ngạc nhiên nhất của sự tranh luận về đức tin là sự ít ngạc nhiên của nó.

Vấn đề với tôn giáo ôn hòa

Bất cứ khi nào những người không tin đạo giáo như cá nhân tôi phê bình người Ki-tô giáo về việc tin vào sự sắp trở lại của Chúa, hay người Hồi giáo về việc tin vào sự tử vì đạo, thì những người ôn hòa công bố rằng chúng tôi xuyên tạc Ki-tô giáo và Hồi giáo, mang những “người cực đoan” ra để đại diện cho những tôn giáo “vĩ đại” này, hoặc không nhìn được cả một đại dương lung linh sắc màu. Chúng tôi luôn luôn được bảo rằng sự hiểu biết chín chắn về đức tin từ thánh kinh tuyệt đối phù hợp với lẽ phải, do đó, sự công kích tôn giáo của chúng tôi là sự “đơn giản hóa”, “ giáo điều” và, ngay cả “ Chính thống”.

Nhưng quả có một số vấn đề với lối bảo vệ tôn giáo như thế. Trước tiên, nhiều người ôn hòa (ngay cả một số người theo chủ nghĩa thế tục) cho rằng “chủ nghĩa cực đoan” tôn giáo thì hiếm có, do đó, không phải tất cả đều là hậu quả từ đấy ra. Nhưng thực tế, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo không hiếm, do vậy, hậu quả của nó thực sự rất nặng nề. Hiện nay Hoa kỳ là nhà ở của 300 triệu con người, có ảnh hưởng nhiều hơn đến công chúng trong lịch sử nhân loại, trong số này, 240 triệu người tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian, sẽ thu xếp việc chấm dứt thế gian này bằng quyền hạn thần thông của Người. Nỗi khao khát được tha tội, một cách thiêng liêng, đạo giáo đã trở nên quá khích trong mọi ý nghĩa của nó – đó là sự tận cùng của hiểm nguy , ngớ ngẩn và đáng phỉ báng - chứ không phài sự tận cùng trong ý nghĩa nào của sự ít ỏi, hiếm hoi. Tất nhiên những người ôn hòa có thể cũng băn khoăn, nghi hoặc như những người tin tôn giáo đang băn khoăn, nghi hoặc. Thực tế, nhiều người vô thần đã tin tưởng rằng các thăm dò ý kiến của chúng tôi không chính xác vì nhiều người thực sự cho rằng chuyện tâm linh của họ là việc riêng tư không cần phải bày tỏ với ai. Nhưng thực không còn nghi ngờ gì rằng hầu hết người Mỹ khẳng định một cách chắc chắn niềm tin vào những điều lố bịch ngớ ngẩn, và những khẳng định này tự chúng đã thực sự tổn thương đến tiến trình chính trị, chính sách công chúng và uy tín của chúng ta trên thế giói.

Những người ôn hòa tôn giáo còn có khuynh hướng tưởng tượng ra rằng thực có một đường kẻ rõ ràng phân ranh giữa tôn giáo cực đoan và ôn hòa. Những thật là không hề có một đường phân ranh như thế. Văn bản kinh thánh tự nó vẫn còn là cỗ máy bất diệt của chủ nghĩa cực đoan: Bởi vì, mặc dù Thiên chúa có thể là nhiều thứ khác nhưng Thiên chúa trong Kinh Thánh và kinh Koran không thể là môt đấng ôn hòa. Đọc kỹ kinh bản, người ta sẽ không thấy các lý lẽ để trở nên một tôn giáo ôn hòa. Người ta sẽ tìm thấy đủ lý lẽ để trở nên một người điên cuồng tôn giáo đích thực - những người sợ lửa thiêu của địa ngục, phỉ báng những ai không có đạo, kết án những kẻ đồng tính luyến ái v.v… Lẽ tất nhiên, người ta có thể lọc lựa từ kinh bản để tìm được những lý lẽ cho việc yêu thương kẻ láng giềng và chìa má bên kia ra. Nhưng càng đặt lòng tin vào kinh sách chừng nào, người ta càng tin rằng những kẻ dị giáo, phản đạo, chống đạo đáng bị nghiền nát ra thành phân tử trong cỗ máy công lý yêu thương của Thiên chúa.

Những người theo tôn giáo ôn hòa luôn khẳng định rằng họ “thông thái” hơn người chính thống (và người vô thần). Nhưng làm sao một người có thể là người theo đạo một cách thông thái khi chỉ cần nhìn vào những mập mờ đáng nghi hoặc trong kinh sách để từ đó mà đọc cho kỹ càng hơn, sơ lược hoá những đoạn cần phải sơ lược hoá, để cho những xác quyết về thực tại của kinh sách bị xáo trộn liên tục bởi những hiểu biết mới lạ - một cách khoa học (“Bạn muốn nói rằng trái đất này không phải 6000 năm tuổi? Được thôi”), một cách y học (“ Tôi nên mang con gái mình đến một bác sĩ thần kinh chứ không mang đến một kẻ bị quỷ ám ? Có vẻ hợp lý…”), và một cách đạo đức (“Hừm, tôi không đánh đập nô lệ của mình, ngay cả không được giữ nô lệ nữa hay sao ?). Có một loại khuôn mẫu không thể chối từ được ở đây. Ôn hòa tôn giáo là kết quả trực tiếp của sự việc đọc hiểu kinh bản không đủ và không nghiêm chỉnh. Vậy tại sao vẫn cứ đọc không đủ nghiêm chỉnh ? Tại sao không thú nhận rằng cuốn Thánh kinh chỉ là một sưu tập của nhiều cuốn sách không hoàn hảo viết nên bởi những con người đầy sai sót ?

Một vấn nạn khác nữa với sự ôn hòa trong tôn giáo là nó đại biểu chính xác cho cách suy luận rằng nó sẽ ngăn ngừa được cái tinh thần hợp lý không giáo phái khỏi nổi dậy trong thế giới của chúng ta. Bất chấp sự thực của chúng tôi là gì, tinh thần hay luân lý, cần phải được khám phá ngay bay giờ. Bởi hậu quả là, sẽ chẳng tạo nên một ý nghĩa gì khi cứ có một đời sống tinh thần của ai đó đóng cọc vào những phép lạ của thời cổ đại. Cái chúng ta cần là sự tranh luận về các chứng nghiệm luân lý và tinh thần vốn không bị cưỡng ép bởi sự ngu xuẩn cổ đại như các tranh luận khoa học đã từng có. Khoa học thực đã vượt quá được tính đỏng đảnh của văn hóa” Không hề có những thứ đại loại như khoa học “của Nhật” khác với khoa học “của Pháp”; chúng ta không nói về “sinh học Ấn độ” hay “Hóa học Do Thái”. Hãy tưởng tượng một thế giới mà chúng ta có thể có một cuộc bàn luận thực sự chân thật và cởi mở về nơi chốn của chúng ta trong vũ trụ, về khả năng làm phong phú kiến thức tự hiểu của chúng ta, các thông thái luận lý và lòng bác ái. Những người ôn hòa tôn giáo, bằng cách cứ sống như thể các thước đo của mê tín đạo giáo vẫn còn quan yếu đến hạnh phúc của nhân loại, thì chính họ thực đang cản ngăn một cuộc đối thoại như thế khiến không thể hình thành được.

Tính lương thiện trí thức

Tôn giáo từng mang đến lời giải đáp cho nhiều câu hỏi mà ngày nay đã phải nhường lại cho khoa học. Tiến trình lấn chiếm và tước đoạt tôn giáo của khoa học là một tiến trình không thương xót, một tiến trình có định hướng và hoàn toàn có thể tiên liệu được. Khi đi vào thực tiễn, kiến thức chân chính vừa có giá trị vừa có thể tái kiểm nghiệm thông qua các nền văn hóa, và là phương thuốc duy nhất chữa trị được mối bất hoà tôn giáo. Chẳng hạn như Hồi giáo, Ki-tô giáo không thể bất đồng với nhau về nguyên nhân gây bệnh dịch tả, bởi vì bất kể truyền thống của họ nói gì về căn bệnh di truyền này, thì một hiểu biết chân chính về bệnh dịch tả đã đến từ nguồn thông tin khác. Khoa dịch tễ học (rốt cuộc) đã tráo đổi được mê tín tôn giáo, nhất là khi con người phải chứng kiến con cái mình chết vì tật bệnh. Ðấy chính là nơi mang chứa niềm hy vọng của chúng ta cho một tương lai thực sự không thuộc về giáo phái: khi sự việc gây ra tác động, người ta có khuynh hướng muốn hiểu được điều gì thực sự xảy ra trên thế giới. Khoa học cung ứng sự hiểu biết này trong một dòng chảy xiết mạnh, khoa học cũng cung ứng sự giám định chân thực trong giới hạn hiện thời của nó. Tôn giáo thất bại với cả hai mong đợi như vậy.

Hy vọng hòa giải được đức tin của mình với các hiểu biết đang tăng trưởng của khoa học về thế giới, nhiều người tin đạo giáo tìm được chỗ nương náu trong công thức phản bội của Stephen J. Gould về “thẩm quyền không chồng tréo” – Cái ý tưởng cho rằng khoa học và tôn giáo, khi được phân tích, hiểu đúng đắn, không thể đối nghịch được, bởi vì cả hai đại diện cho sự tinh thông của hai phạm trù khác nhau. Chúng ta hãy thử xem điều này tác động ra sao: Trong lúc khoa học là một thẩm quyền cao nhất về các công trình của thế giới vật chất, thì tôn giáo là thẩm quyền cao nhất về …chính xác về cái gì ? Về thế giới không vật chất? Chắc là không thể. Thế còn về ý nghĩa, giá trị, luân lý và đời sống tốt lành ? Thật không may là, hầu hết mọi người - ngay cả các khoa học gia và những người thế tục - đã nhường những bộ phận quan trọng này của hạnh phúc con người cho sự chăm sóc của các nhà thần học và các nhà biện giải tôn giáo mà không hề tranh cãi gì. Chính điều này đã giữ cho tôn giáo một vị trí tốt ngay cả quyền lực của tôn giáo đã bị tấn công, bị vô hiệu trên mọi mặt.

Nhưng cái khả năng đặc biệt nào khiến một linh mục, một thầy tế Hồi giáo, một giáo sĩ Do Thái có thể đánh giá cái ngụ ý luân lý của việc nghiên cứu tế bào phôi, kế hoạch hóa gia đình, hoặc các ngăn ngừa chiến tranh? Sự thật ở chỗ là cái kiến thức về các truyền thồng kinh sách của một con người thì chẳng còn liên quan gì với luân lý cũng như chiêm tinh học. Ðại biểu của các tôn giáo trên thế giới có thể nói với chúng ta về các giáo đoàn của họ tin vào điều gì trên một lãnh vực rộng rãi các chủ đề khác nhau (và thường là tin dựa trên những chứng cứ tồi), họ có thể nói cho chúng ta biết các kinh sách của họ đã dạy gì mà người ta nên tin theo để thoát khỏi lửa hỏa ngục; nhưng điều họ không thể làm-hoặc không thể làm tốt hơn những người xẻ thịt, người làm bánh, người làm đèn cầy là mang lại được một cứ điểm cho thấy tại sao những địa vị chính thống này là hợp đạo đức. Có đạo đức không khi giết một người muốn đổi đạo của mình? Tôi sẽ đánh đổi mạng sống của mình cho câu trả lời “Không”. Nhưng, theo một cuộc thăm dò gần đây, 36 phần trăm người Hồi giáo Anh (tuổi từ 16-24) không đồng ý với tôi. Như sự thăm dò chỉ ra, các tín đồ Hồi giáo Anh này thuộc một lập trường cứng nhắc của thần học: vì trong khi kinh Koran không rõ ràng đòi hỏi việc giết bỏ những người bội giáo, chính tài liệu thiêng liêng của hadith đã lập đi lập lại, không lập lờ một đòi hỏi như thế. Chỉ dụ này có hợp đạo đức không? Có thích hợp với một xã hội thường dân hay không? Có phải sự tín nhiệm vào một quyền lực đã mang lại sự man rợ này qua nhiều thế hệ ngay cả nó rất ít liên quan đến khoa học?

Lẽ tất nhiên, thật cũng đúng, một cách bình thường, không đáng kể, rằng tôn giáo và khoa học có tương thích với nhau bởi vì một số nhà khoa học là (hoặc đưọc kể là) những người có đạo. Nhưng nói như thế chẳng khác gì bảo rằng khoa học và dốt nát là có liên quan bởi vì nhiều nhà khoa học đã thoải mái thú nhận sự ngu dốt rộng rãi của mình trong rất nhiều chủ đề. Ðể làm rõ ràng những vấn đề này, rất hữu ích nếu chúng ta tự nhắc mình rằng cả tôn giáo và khoa học đều cấu thành bởi niềm tin và sự minh chứng hoặc thiếu minh chứng của các niềm tin ấy. Có sự đối chọi nào giữa một niềm tin được minh chứng và một niềm tin không được minh chứng không ? Dĩ nhiên đó là con số không. Cho rằng đức tin ấy nói chung chỉ là một sự cho phép mà người có đạo này ban cho người có đạo khác để mà mạnh tin vào điều gì vốn không có chứng cứ, thì sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học thật không thể tránh khỏi.

Tôn giáo và khoa học cũng mâu thuẫn bởi vì không có cách gì gỡ rối đưọc những sự thật được khẳng định bởi tôn giáo và khoa học: niềm tin rằng Jesus được sinh ra từ sự đồng trinh có thể là một trọng điểm của Ki-tô giáo, nhưng đấy cũng là một một khẳng định rõ ràng về sinh học; niềm tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian bằng xương bằng thịt trong một tương lai đưa đến nhiều khẳng định khác nhau về lịch sử, con người sống lại từ sự chết, và, hiển nhiên là, một cỗ máy của con người bay lên mà không có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Ðã đến lúc tất cả những người có lý trí nhận ra rằng ở đâu có dính dáng đến các khẳng định về bản chất của thực tại, thì ở đấy chỉ có một huấn quyền bất di bất dịch.

Cuộc Ðánh Cược rỗng tuếch

Vấn đề quan yếu của tôn giáo là ở chỗ tôn giáo đã xây dựng trên sự dối trá ở một mức độ đáng chú ý. Tôi không chỉ nhắc đến hai mươi megaton trưng bày về đạo đức giả, khi các nhà rao giảng Phúc âm bị bắt gặp xử dụng thuốc ảo giác hoặc các điếm nam. Hơn thế, tôi muốn nhắc đến sự thất bại ở mọi nơi chốn hàng ngày của những người sùng đạo nhất đã thú nhận là những khẳng định an toàn nhất của họ về đức tin đã trở nên đáng nghi một cách sâu sắc. Bà mẹ khẳng định rằng ông bà đã đi thẳng lên thiên đàng sau khi chết. Nhưng bà mẹ ấy không thực sự biết là như thế. Sự thực là, bà mẹ đã nói dối - hoặc với chính mình hoặc với con cái mình- và hầu hết chúng ta đều xem hành vi này thật là bình thường. Thay vì dạy con cái chúng ta đau buồn rồi nên vui mặc dù với thực tại của cái chết, chúng ta đã nuôi dưỡng con cái chúng ta bằng sự tự lừa dối.

Cái việc Jesus thực đã sinh ra từ một trinh nữ, đã sống lại sau khi chết, để sẽ trở lại thế gian này bằng chính thân xác mình vào một ngày nào đó trong tương lai thực sự là như thế nào ? Tin vào các móc xích của phép lạ như thế trên căn bản của các khẳng định từ sách Phúc âm, là chuyện có lý hay không? Những học thuyết này nhận đưọc bao nhiêu ủng hộ từ chứng nghiệm của những người Ki-tô giáo trung bình trong nhà thờ? Các câu trả lời chân thật cho những câu hỏi này chắc sẽ nổi lên một cơn sóng thần của sự hoài nghi. Tôi không biết chắc rằng cái gì sẽ là “Ki-tô giáo” đối với bất kỳ người Ki-tô giáo nào còn trụ lại.

Nhiều độc giả của Thư gửi một Quốc gia Ki-tô giáo đã cảm hứng từ Blaise Pascal và đã tranh cãi rằng chứng cứ chính ở ngay bên cạnh vấn đề và rằng những người theo đạo đơn giản đã khôn ngoan hơn trong việc chọn phần chắc ăn: nếu người theo đạo sai lầm về Thiên Chúa, sẽ chẳng có tổn thất gì nhiều cho y hay ai khác, nhưng nếu như đúng, y sẽ thắng được một hạnh phúc đời đời; tuy nhiên, nếu người vô thần sai, hắn sẽ được dành cho cuộc đời vĩnh viễn trong địa ngục. Căn cứ vào quan niệm này, vô thần là hình ảnh của sự ngu xuẩn liều lĩnh.

Dù Pascal xứng đáng với danh tiếng của ông là một nhà toán học xuất sắc, sự đánh cuộc của ông chẳng có gì khác hơn là một phép loại suy đáng yêu (và sai lầm) mà thôi. Như nhiều ý tưởng duyên dáng khác trong triết học, dễ nhớ và thường được lập lại, ý tưởng này đã vay mượn cho mình một diện mạo không xứng đáng của sự sâu sắc. Một suy nghĩ thoáng qua hé lộ rằng, nếu cuộc đánh cược đó có giá trị, nó sẽ thẩm định được bất kỳ hệ thống niềm tin nào, bất kể nó phản nghịch và lố lăng như thế nào đối với Ki-tô giáo, Một vấn nạn khác của sự đánh cược này- và chính là vấn nạn đã nhiễm bệnh vào các suy nghĩ đạo giáo nói chung- là nó cho rằng một người có lý trí có thể tự cho phép mình tin vào một xác nhận mà kẻ ấy không hề có một chứng cứ nào. Một người có thể bày tỏ bất kỳ tín ngưỡng nào mình thích, dĩ nhiên, nhưng để thực sự tin tín ngưỡng ấy, người đó phải tin rằng tín ngưỡng ấy đúng. Chẳng hạn như, để tin rằng có một Thượng đế, nghĩa là tin rằng mình không đang tự lừa phỉnh mình; nghĩa là tin rằng mình đang đứng trên một số liên hệ với sự hiện hữu của Thượng đế như thế, nếu như Người không hiện hữu, mình không thể tin vào Người. Cái đánh cược của Pascal lọt vừa vào trong hệ thống này như thế nào? Nó thật không thể lọt vừa được.

Các nguyên nhân để nghi ngờ hiện hữu của Thiên Chúa được đặt trong một bối cảnh dễ hiểu để mọi người cùng nhìn vào: mọi người đều thấy rằng cuốn Thánh kinh không phải là những ngôn từ hoàn chỉnh của một đấng toàn trí; mọi người đều thấy rằng không hề có bằng chứng gì về một Thiên Chúa từng đáp lại lời cầu xin của chúng ta, rằng bất kỳ Thiên Chúa nào từng ban phát các giải vô địch túc cầu cho những người cầu xin, để chỉ nhỏ từng giọt ra cho chứng ung thư hoặc tai nạn xe cộ đến những trẻ em nam nữ, thì Thiên Chúa ấy không xứng đáng với sự dâng hiến của chúng ta. Mọi người có mắt để nhìn có thể nhìn thấy rằng nếu Thiên chúa của Abraham hiện hữu, Người là một kẻ bệnh thần kinh nặng và Thượng đế của thiên nhiên cũng thế. Nếu bạn không thể nhìn thấy những việc này chỉ bằng cách quan sát mà thôi, thì đơn giản bạn là người đang nhắm nghiền mắt đối vói các thực tiễn của thế giới chúng ta.

Tôi không hề nghi ngờ gì về việc nhiều người Ki-tô giáo tìm được niềm an ủi lớn lao từ đức tin của mình. Nhưng đức tin không phải là cội nguồn tốt nhất cho an ủi. Ðức tin giống như một tên móc túi cho người ta vay món nợ bằng chính đồng tiền của người ấy với các điều kiện rộng rãi. Lòng biết ơn của nạn nhân thì hoàn toàn có thể hiểu được nhưng dứt khoát là không đúng chỗ. Chúng ta là cội nguồn của tình yêu thương mà các linh mục, mục sư quy là do bởi Thiên chúa (chúng ta có cảm thấy cách nào khác không?) Ý thức của chúng ta là căn nguyên, là cốt lõi của bất kỳ chứng nghiệm nào bạn có thể muốn cho là “linh hồn” hay “thần bí”. Nhận thức được như vậy, nhu cầu khả thi nào ở đấy để phải giả vờ như mình thực biết chắc về những phép màu cổ đại ?

Tháng 9 2007-Nữu Ước

MƯỜI TÁC PHẨM NÊN ÐỌC (THEO SAM HARRIS):

1. The God Dellusion của Richard Dawkins.

2. Breaking the Spell của Daniel C. Dennett.

3. Misquoting Jesus của Bart D. Ehrman.

4. Kingdom Coming của Michelle Goldberg.

5. The End of Days của Gershom Gorenberg.

6. Freethinkers của Susan Jacoby.

7. Extraodinary Popular Delusion and the Madness of Crowds của Charles Mackay.

8. Why I am not a Christian của Bertrand Russell.

9. God, the Devil, and Darwin của Niall Shanks.

10. Atheism: The Case Against God của George H. Smith.



(xem "Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo")



--------------------------------------------------------------------------------


1. Ðể biết thêm về lịch sử của hy sinh nhân loại, xem N.Davies, Human Sacrifies : In History and Today. Dorset.



Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
 
Sam Harris: Thư cho một quốc gia Ki-tô giáo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dẫn: Phản Biện Của Một Giáo Dân Công Giáo (Giuse Nguyễn Đinh Hào)
» Công Giáo - huyền thoại và tội ác
» CÔNG GIÁO TÂY PHƯƠNG ĐÃ TỈNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM VẪN CÒN MÊ
» MẸ TỔ QUỐC BAO DUNG
» Chống tạo cớ gây xung đột tôn giáo, sắc tộc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam :: Thông Tin Khác ! :: Các Thông Tin :: Văn chương :: Văn chương-
Chuyển đến